Điểm lại một số “lùm xùm” tranh chấp của cư dân với chủ đầu tư về chuyện bảo hành chung cư
Những tranh chấp liên quan đến chung cư vẫn còn tồn tại, chủ yếu là vấn đề như chậm bàn giao quỹ bảo trì, ngừng cấp nước, tăng phí gửi xe,...
Chung cư Việt Đức Complex: Mâu thuẫn bàn giao căn hộ
Vào năm 2020, tại chung cư Việt Đức Complex (quận Thanh Xuân, Hà Nội), vấn đề mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư đã diễn ra căng thẳng.
Cụ thể, vào tháng 12/2020, chủ đầu tư đã phát hành thông báo yêu cầu ký hợp đồng mua bán điện và thông báo ngừng cung cấp điện cho các căn hộ không đủ điều kiện.
Điều này đã khiến cư dân bất bình khi nhiều căn hộ chưa hoàn tất thanh toán và ký biên bản bàn giao. Cư dân cho rằng chủ đầu tư đang lợi dụng quyền hạn để gây áp lực trong việc giải quyết tranh chấp.
Vào ngày 29/12/2020, UBND quận Thanh Xuân đã tổ chức cuộc họp giữa các bên liên quan, yêu cầu đảm bảo cung cấp điện cho cư dân cho đến ngày 07/01/2021, sau đó tiến hành ký hợp đồng mua bán điện với cư dân đúng theo quy định.
Hoành Sơn Complex: Cư dân “sống chui” trong nhà mình
Năm 2019, tại chung cư Hoành Sơn Complex (Ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng), hàng trăm cư dân đang phải "sống chui" trong căn hộ của mình. Mặc dù đã quá thời hạn bàn giao nhà, cư dân vẫn chưa nhận được nhà chính thức.
Theo hợp đồng, việc bàn giao căn hộ phải hoàn tất vào cuối tháng 9/2019, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn tất các thủ tục nghiệm thu cần thiết. Nhiều cư dân đã dọn vào ở từ tháng 6/2020 và phát hiện dự án chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy và các công trình liên quan.
New Horizon City 87 Lĩnh Nam: Nghìn căn hộ “treo” sổ đỏ
Dù đã bàn giao cho dân về ở từ năm 2017 nhưng đến năm 2021 dự án New Horizon City 87 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có hơn 1.000 căn hộ chưa được cấp sổ đỏ do chủ đầu tư không khắc phục các sai phạm.
Theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư đã vi phạm nhiều quy định về xây dựng và tiền sử dụng đất. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết chưa nhận được hồ sơ chứng minh chủ đầu tư đã khắc phục các sai phạm, vì vậy chưa thể cấp sổ đỏ. Ngoài ra, vấn đề thiếu chỗ đậu xe cũng khiến cư dân gặp khó khăn.
Chung cư Artemis số 3 Lê Trọng Tấn: Tranh chấp “dai dẳng”
Tại chung cư Artemis số 3 Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội), tranh chấp về quyền sở hữu tầng hầm thời điểm năm 2021 vẫn “nóng”.
Cụ thể, Công ty CP ACC Thăng Long và cư dân đều có quan điểm khác nhau về quyền sở hữu tầng hầm. Công ty khẳng định tầng hầm thuộc sở hữu riêng của mình, trong khi cư dân cho rằng nó thuộc sở hữu chung.
Đối với vấn đề này, Bộ Xây dựng cho rằng trường hợp Công ty CP ACC Thăng Long đã nộp tiền sử dụng đất 50 năm đối với tầng hầm B1 thì phần diện tích này thuộc sở hữu riêng của công ty. Tuy nhiên công ty cần liên hệ với cơ quan chức năng của TP Hà Nội để làm thủ tục công nhận quyền sở hữu.
Khu đô thị Goldmark City: Chủ dự án chậm bàn giao quỹ bảo trì
Tại khu đô thị Goldmark City – 136 Hồ Tùng Mậu (quận Bắc Từ Liêm), chủ đầu tư Công ty CP Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân chưa bàn giao quỹ bảo trì cho ban quản trị các tòa nhà.
Bộ Xây dựng đã chuyển vụ việc cho UBND TP Hà Nội xử lý. Dự án có tổng diện tích 113.909 m2 với 5.000 căn hộ đã được bàn giao từ năm 2018. Trước đó, cư dân tại khu đô thị cũng đã phản ánh về phí dịch vụ cao.
Khu đô thị Thanh Hà: Cư dân ngớ người khi bị tạm ngừng cấp nước
Từ ngày 14/10/2023, Khu đô thị Thanh Hà gặp phải tình trạng mất nước sạch. Cư dân Khu đô thị Thanh Hà cũng phản ánh, việc phải sử dụng nước bẩn và không đảm bảo chất lượng do Công ty Nước sạch Thanh Hà cung cấp.
Theo kết quả của Viện Công nghệ môi trường cho thấy, 3 mẫu nước của tòa HH03E và HH03F được lấy vào ngày 5/10/2023 thì cả 3 mẫu đều có nồng độ Amoni cao gấp 5 - 6 lần tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, chỉ số Nitrat và Coliform cũng cao. Thậm chí, theo kết quả mẫu nước từ tòa nhà HH03D thì chỉ số Amoni còn vượt đến 38 lần, hàm lượng Clo dư vượt 30 lần tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Mặc dù được khắc phục tạm thời, tuy nhiên tình trạng mất nước sinh hoạt vẫn khiến cuộc sống của hàng nghìn người dân tại Khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) bị đảo lộn.
Chung cư 5 sao Artemis: Cư dân căng băng rôn phản đối tăng phí gửi xe vượt trần
Sáng 6/11/2023, cư dân chung cư 5 sao Artemis số 3 Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội) lại tiếp tục xuống đường căng băng rôn phản đối chủ đầu tư Công ty cổ phần ACC Thăng Long (nay đổi tên là Công ty cổ phần MHL) về hàng loạt bất cập, bức xúc tại tòa nhà. Cụ thể là việc chủ đầu tư tự ý tăng phí gửi xe ô tô, xe máy; chây ì thành lập ban quản trị, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) của tòa nhà không đảm bảo tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao; chủ đầu tư bất chấp quyết định đình chỉ hoạt động của chính quyền,...
Cư dân ở chung cư cho rằng mức giá trông giữ xe được chủ đầu tư tự ý đưa ra vượt trần so với mức quy định. Đồng thời cũng không phù hợp thực tế, vi phạm thỏa thuận cam kết.
Đọc thêm
Phí bảo trì chung cư là vấn đề “nóng” được nhiều người quan tâm. Vậy, phí bảo trì chung cư để làm gì? Cách tính thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
Có nhiều người không hiểu về phí bảo trì chung cư đối với phần sở hữu chung như thế nào. Cùng tìm hiểu quy định, cách quản lý phí bảo trì trong bài viết dưới đây.
Cùng tìm hiểu phí bảo trì chung cư là gì? Việc quản lý và sử dụng phí bảo trì chung cư được quy định như thế nào? trong bài viết dưới đây của Hometoday.
Tin liên quan
Ban quản trị chung cư là tổ chức đại diện cho quyền lợi của cư dân trong việc quản lý, vận hành và bảo trì chung cư. Vậy ban quản trị chung cư được thành lập như thế nào?
Thời hạn và trách nhiệm bảo hành chung cư là vấn đề mà cư dân cần nắm rõ. Vậy, trường hợp nào được và không được bảo hành chung cư?
Lập ban quản trị chung cư là việc làm cần thiết tại các khu đô thị/nhà chung cư hiện nay. Tuy nhiên, cần đảm bảo những điều kiện nhất định để BQT chung cư được công nhận đúng luật.