Phí bảo trì chung cư dùng để làm gì? Cách tính phí bảo trì chung cư chi tiết
Phí bảo trì chung cư là vấn đề “nóng” được nhiều người quan tâm. Vậy, phí bảo trì chung cư để làm gì? Cách tính thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.
Phí bảo trì chung cư được dùng để làm gì?
Khoản 2 Điều 109 Luật nhà ở 2014 có quy định, kinh phí bảo trì chung cư chỉ được sử dụng để bảo trì những phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư hay những mục đích khác.
Đối với trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ thì phí bảo trì chung cư chưa sử dụng hết sẽ được sử dụng hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.
Cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào?
Điều 108 Luật nhà ở 2014 quy định, phí bảo trì chung cư được tính cụ thể như sau:
Người thuê mua căn hộ/diện tích nộp phí bảo trì chung cư
Phí bảo trì chung cư sẽ bằng 2% giá trị căn hộ mua hoặc là diện tích khác.
Cụ thể: Đối với căn hộ, phần diện tích khác ở trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán/cho thuê mua thì chủ đầu tư sẽ phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán/cho thuê mua.
Ví dụ: Nếu như căn hộ có giá trị 1 tỷ đồng thì phí bảo trì căn hộ bạn cần phải nộp là 1 tỷ đồng x 2%= 20 triệu đồng.
Chủ đầu tư nộp phí bảo trì chung cư
Phí bảo trì chung cư bằng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư.
Cụ thể: Đối với căn hộ, phần diện tích khác ở trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán/không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao ddauw nhà chung cư vào sử dụng, trừ đi phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư sẽ phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có mức giá cao nhất của nhà chung cư đó.
Ví dụ: Căn hộ giá cao nhất là 4 tỷ đồng (100m2) thì giá 1m2 sẽ là 40 triệu/m2. Diện tích chủ đầu tư giữ lại là 200m2. Số tiền phí bảo trì chung cư mà chủ đầu tư sẽ phải nộp là (40 triệu x 200)x2% = 160 triệu đồng.
Khi nào thì phải đóng phí bảo trì chung cư?
Người thuê/mua căn hộ (cư dân) sẽ phải nộp phí bảo trì chung cư khi nhận bàn giao từ chủ đầu tư, được quy định rõ trong hợp đồng mua bán/hợp đồng thuê mua. Thời điểm này đều được nói rõ trong Điều 108 Luật nhà ở 2014.
Còn về phần sở hữu nhà chung cư, dù chưa có quy định cụ thể về thời điểm nộp phí bảo trì chung cư đối với đối tượng này. Mặc dù vậy, có một số kiến nghị đề xuất chủ sở hữu nên đóng phí bảo trì chung cư trong thời hạn 5 năm (cũng chính là thời điểm kết thúc công tác bảo hành nhà chung cư).
Đọc thêm
Cùng tìm hiểu phí bảo trì chung cư là gì? Việc quản lý và sử dụng phí bảo trì chung cư được quy định như thế nào? trong bài viết dưới đây của Hometoday.
Bảo hành chung cư là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các cư dân sống tại đó. Vậy, pháp luật quy định thế nào về thời hạn, trách nhiệm nêu trên.
Ban quản trị chung cư là tổ chức đại diện cho quyền lợi của cư dân trong việc quản lý, vận hành và bảo trì chung cư. Vậy ban quản trị chung cư được thành lập như thế nào?
Tin liên quan
Savills dự báo rằng trong thời gian tới, giá nhà ở, đặc biệt là giá chung cư sẽ tiếp tục leo thang do nguồn cung mới trên thị trường vẫn còn khan hiếm, giảm 34% so với quý trước và 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, 98% nguồn cung sẽ đến từ các dự án hiện có, gần như không có dự án mới nào được bổ sung.
Nguyên tắc trong thiết kế nội thất chung cư để tạo ra không gian sống hài hòa, tiện nghi và thẩm mỹ. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý dành cho bạn:
Việc mua chung cư hay nhà đất với giá tầm 2 tỷ đồng đang được nhiều gia đình trẻ đưa lên bàn cân để tính toán. Vậy, loại hình nào đang được ưu tiên chọn lựa hiện nay?