Điểm tin chứng khoán 14/1: Novaland ngậm ngùi nhìn tài sản "bốc hơi", thị trường chao đảo
Chứng khoán 14/1 ghi nhận nhóm bất động sản giảm 14,41 điểm, tương đương 0,57%. Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, nhóm ngành này đã mất 2,71%. Novaland đang là cái tên chiếm gần trọn spotlight hôm nay.
Bài viết này thuộc series Điểm tin chứng khoán
Thông tin về chứng khoán, tài chính bất động sản hot nhất được Hometoday cập nhật hàng ngày cho những doanh nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư siêu bận rộn cần cái nhìn toàn cảnh về diễn biến thị trường.
Một trong những blue-chip bất động sản ghi nhận sụt giảm mạnh nhất trong hôm nay là NVL với 5,69%, kéo giá trị cổ phiếu còn 8.950 đồng/cp.
Từ 9/1 đến 14/1, mã chứng khoán của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va đã ghi nhận 4 phiên đỏ liên tiếp.
Liên quan đến Novaland, trong diễn biến mới nhất, Cổ phiếu Novaland đã giảm 41% trong một năm trở lại đây và 93% kể từ đỉnh. Nếu so với đỉnh trên 92.000 đồng/cp từng lập vào giữa năm 2021, thị giá NVL đã giảm 93%. Vốn chỉ còn 19.989 tỷ đồng. Cổ phiếu NVL đang thuộc danh sách không cấp margin của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) do rơi vào diện cảnh báo.
Người buồn nhất có lẽ là Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn cùng nhóm cổ đông. Với cá nhân ông Nhơn, vị lãnh đạo đang trực tiếp nắm giữ hơn 96,8 triệu cổ phiếu NVL. Bên cạnh đó, ông Nhơn còn sở hữu gần 512,5 triệu cổ phiếu Novaland thông qua hai công ty riêng là Novagroup và Diamond Properties.
Qua đó, khối tài sản hiện vị doanh nhân này sở hữu rơi vào khoảng 6.050 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng từ đầu năm.
So với thời huy hoàng nhất, tài sản của ông Bùi Thành Nhơn đã giảm gần 92%.
Trong quá khứ, vị doanh nhân sinh năm 1958 đã từng được Forbes đưa vào danh sách các tỷ phú đô la. Ở thời đỉnh cao vào năm 2021, ông Nhơn có khối tài sản lên tới 72.406 tỷ đồng (tương đương khoảng 3 tỷ USD vào thời điểm đó). Tuy nhiên, đến cuối năm 2022 ông Nhơn đã bị "out" khỏi danh sách này.
Một trong những lý do kéo tụt tài sản của ông Bùi Thành Nhơn là nhóm cổ đông liên quan đến ông liên tục giảm sở hữu. Gần 3 năm trở lại đây, nhóm cổ đông của ông Bùi Thành Nhơn liên tục bị bán giải chấp hoặc chủ động bán cổ phiếu để giải quyết các khoản nợ của Novaland.
Nếu tính cả những người trong gia đình ông Nhơn, tổng cổ phiếu NVL sở hữu rơi vào khoảng hơn 753 triệu (hơn 38% vốn), giảm 432 triệu đơn vị so với năm 2022.
Trong một diễn biến vừa qua, ngày 31/12/2024, Novaland đã mua lại 5 lô trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 1.550 tỷ đồng chỉ trong ngày cuối năm. Cả 5 lô trái phiếu Novaland mua lại đều được phát hành trong năm 2020, đáo hạn vào tháng 8/2025. Sau khi mua 5 lô trái phiếu này, NVL vẫn còn 5.450 tỷ đồng trái phiếu cần mua.
Theo dữ liệu VNDirect, P/E và P/B của NVL lần lượt là 9,9 lần và 0,55 lần, trong khi ROE và ROA đều âm, phản ánh tình hình kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu 4.295 tỷ đồng, nhưng giá vốn hàng bán lên tới 6.153 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp âm 1.858 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 5.343 tỷ đồng trở thành cứu cánh cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi trừ đi các khoản chi phí tài chính, bán hàng, quản lý... Novaland vẫn ghi nhận lỗ ròng 4.377 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ 958 tỷ đồng cùng kỳ 2023.
Nợ vay hiện là bài toán lớn cần giải đối với công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam này. Tại thời điểm ngày 30/9/2024, công ty ghi nhận tổng nợ vay lên tới 56.836 tỷ đồng./.
Đọc thêm
Chứng khoán hôm nay 3/1 ghi nhận nhóm bất động sản giảm 0,66% (-16,83 điểm). Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, nhóm ngành này mất 2,12%.
Chứng khoán hôm nay 9/12 ghi nhận phiên tăng điểm cho nhóm bất động sản. Trong đó, lượng mã khoác áo xanh chiếm đa số, cho thấy sự khả quan của nhóm ngành.
Chứng khoán hôm nay 5/12 ghi nhận phiên tăng điểm mạnh mẽ của nhóm ngành bất động sản với dòng tiền lớn đổ vào.
Chứng khoán hôm nay 4/12 ghi nhận phiên giảm điểm của nhóm bất động sản. Trong đó, AGG và L14 là hai mã đi ngược dòng nhóm ngành.
Tin liên quan
Theo thông tin vừa được công bố, Công ty Cổ phần Tập đoàn R&H, "đối tác" của Vinahud, ghi nhận lỗ hơn 209 tỷ đồng theo báo cáo tài chính năm (kỳ báo cáo từ 1/1/2023 - 31/12/2023).
Mục tiêu hoàn thành hơn 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 được Chính phủ nêu ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP, nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Trong tháng 1 và 2 tới, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 92 lô đất. Giá khởi điểm thấp nhất chỉ 135 triệu đồng mỗi lô, cao nhất hơn 358 triệu đồng.
Bài mới
Theo báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thanh Hà chỉ đạt 13,8%, thấp hơn nhiều so với quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đề xuất tăng diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở cho người dân trong giai đoạn 2021-2025.