Hà Nội: Thị trường khách sạn kém sôi động, căn hộ dịch vụ tăng mạnh
Quý III/2024, thị trường khách sạn tại Hà Nội ghi nhận kém sôi động với 67 dự án cung cấp 11.120 phòng. Nguồn cung thị trường căn hộ dịch vụ trong quý III/2024 tăng mạnh 95% theo quý và 178% theo năm.
Theo báo cáo của Savills, quý III/2024, thị trường khách sạn tại Hà Nội ít biến động. Cụ thể, 67 dự án khách sạn cung cấp 11.120 phòng, ổn định theo quý.
Nguồn cung khách sạn 5 sao tăng 8% theo năm, trong khi đó nguồn cung khách sạn 4 sao giảm 7% theo năm, do dự án Movenpick Living West thay đổi thương hiệu từ Eastin Hotel & Residences, được chuyển từ 4 sao lên 5 sao.
Nguồn cung khách sạn 3 sao giảm 5% theo năm do khách sạn A25 ASEAN và Minh Cường không còn được xếp hạng.
Trong quý III/2024, công suất thuê đạt 67%, giữ ổn định theo quý và tăng 6 điểm % theo năm. Giá thuê trung bình giảm 2% theo quý. Trong khi giá thuê trung bình các dự án 5 sao giảm 2% theo quý và 1% theo năm, khách sạn 4 sao có giá trung bình tăng 2% theo quý và 1 % theo năm.
Theo báo cáo này, tính đến cuối tháng 9/2024, Hà Nội đón 21,1 triệu lượt du khách, tăng 11,7% theo năm. Khách quốc tế đạt 4,4 triệu người, tăng 40,8% theo năm và khách nội địa đạt 16,7 triệu người, tăng 5,8% theo năm.
Tổng doanh thu từ du lịch đạt 81,9 triệu VNĐ, tăng 18,5% theo năm. Lượng khách quốc tế lưu trú đạt 360.000 người trong tháng 9, tăng 3% theo quý.
Với mục tiêu thu hút khách du lịch trong mùa thu và Lễ Kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội, cũng như hưởng ứng chương trình thúc đẩy du lịch nội địa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các khách sạn 5 sao tại Hà Nội đã triển khai các chương trình giảm giá và các gói du lịch khuyến mãi. Khách sạn JW. Marriott giảm giá thuê trung bình 13%, InterContinental Landmark giảm 12% và Melia Hà Nội, Pullman Hà Nội, Sofitel Metropole Hà Nội, Apricot, Movenpick Living West giảm 10%.
Về triển vọng nguồn cung, Savills thông tin, từ năm 2024, 68 dự án mới sẽ cung cấp nguồn cung 12.115 phòng khách sạn. Trong năm 2024, một dự án khách sạn 5 sao dự kiến đi vào hoạt động, cung cấp 207 phòng.
Giai đoạn 2025-2026, nguồn cung mới dự kiến có 3.035 phòng từ 12 dự án với các dự án 5 sao chiếm 77% nguồn cung và các dự án 4 sao cung cấp 23% nguồn cung.
Khu vực nội thành sẽ có 41% nguồn cung mới với 5.027 phòng từ 22 dự án. Các đơn vị vận hành nội địa sẽ quản lý 34% số phòng mới, trong khi các đơn vị vận hành quốc tế quản lý 66%. Các đơn vị vận hành quốc tế bao gồm Hilton, Fusion, Accor, và Four Seasons.
Đối với thị trường căn hộ dịch vụ, giá thuê giảm nhẹ ở các căn hộ hạng A và hạng C.
Nguồn cung mới trong quý III/2024 tăng mạnh 95% theo quý và 178% theo năm, đạt 5.265 căn.
Các dự án Lumi Hanoi và QMS Top Tower mở bán 3.488 căn tương đương 66% thị phần, 34% còn lại đến từ các giai đoạn tiếp theo của bốn dự án hiện tại.
Nguồn cung sơ cấp tăng 2% theo quý đạt 10.497 căn, nhưng giảm 47% theo năm.
Trong năm 2024, Parkroyal Serviced Suites Hà Nội dự kiến đi vào hoạt động với 126 căn.
Theo đó, 2.372 căn dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2025 từ 4 dự án.
Trong đó, Tây Hồ View Complex dự kiến sẽ bổ sung thêm nguồn cung căn hộ hạng A lớn nhất.
Nguồn cung căn hộ dịch vụ tương lai chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành và phía Tây, với 83% tập trung ở khu vực nội thành và 17% còn lại ở phía Tây./.
Đọc thêm
Trao đổi với báo chí, đại diện Tập đoàn Mường Thanh xác nhận đã chính thức tiếp quản khách sạn Hoàng Anh Gia Lai từ Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai.
BB Sunrise Power, thành viên thuộc hệ sinh thái BB Group của Chủ tịch Vũ Quang Bảo muốn bán giải chấp khách sạn Victoria Sapa để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Khi bão Yagi (bão số 3) hoành hành hôm nay (7/9/2024), rất nhiều thiệt hại đã được ghi nhận tại Quảng Ninh. Với sức gió mạnh, nhà chung cư cao tầng, cao ốc, khách sạn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Wisland Việt Nam thế chấp khoản nợ bằng quyền sử dụng 3 lô đất và quyền sở hữu khách sạn 12 tầng tại quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Bài mới
Ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, việc dùng dữ liệu từ 2 năm qua để xác định giá đất ở các thị trường bất động sản chưa hồi phục là bất hợp lý, vì có thể trùng với giai đoạn "nóng sốt". Điều này dễ dẫn đến việc định giá không phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay.
Trong bối cảnh nhu cầu nhà liền thổ tăng mạnh, giới đầu tư có xu hướng săn tìm sản phẩm tiềm năng với vốn ban đầu chỉ từ 3 tỷ đồng và cam kết lợi nhuận hấp dẫn. Dự án phía Đông Thủ đô hiện là điểm đến được ưa chuộng hàng đầu bởi quy hoạch bài bản, tiện ích đẳng cấp, chính sách hấp dẫn, đảm bảo sinh lời bền vững.
Tỉnh này đang nhanh chóng trở thành "thiên đường du lịch mới" với sự phát triển mạnh mẽ của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Tính đến quý III/2024, tỉnh đã thu hút 44 dự án với tổng diện tích lên tới 447,4 ha và tổng mức đầu tư 63.547 tỷ đồng. Những tên tuổi lớn như Hòa Phát, VSIP và Becamex đang dẫn đầu trong việc đổ nguồn vốn "khủng" vào phát triển thị trường này.
Nhờ dòng FDI ổn định và hạ tầng phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư ngoại vào nhiều phân khúc. Báo cáo quý III/2024 từ Savills cho thấy, Việt Nam với nền kinh tế vững mạnh đã trở thành một điểm sáng tại châu Á - Thái Bình Dương, lôi cuốn sự chú ý của các "ông lớn" ngoại vào lĩnh vực như nhà ở, công nghiệp và bán lẻ.