Đề xuất huy động 100.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội, lãi vay có ưu đãi?
Đó là đề xuất của Bộ Xây dựng trong quá trình xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội.
Theo Bộ Xây dựng, mục tiêu của nghị quyết nhằm đảm bảo nguồn vốn thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030;
Tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở, hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn về nhà ở, góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội.
Gói tín dụng sẽ được phân bổ trong 5 năm, từ 2025 đến 2030. Cụ thể, mỗi năm từ 2025 đến 2029 sẽ giải ngân khoảng 16.500 tỷ đồng, riêng năm 2030 là 17.500 tỷ đồng.
Ngân hàng Chính sách xã hội được giao xây dựng đề án phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo báo cáo kết quả phân bổ nguồn vốn hàng quý.
Lãi vay của gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay, mua nhà ở xã hội bằng lãi vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng quyết định trong từng thời kỳ. Thời gian giải ngân gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho đến khi giải ngân hết gói tín dụng này, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2030.
Với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay đầu tư, mua nhà ở xã hội với lãi vay thấp hơn từ 1,5-2% so với lãi vay thương mại bình quân của 4 ngân hàng thương mại nhà nước trong từ thời kỳ. Tuy nhiên, gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng sau hơn 1 năm triển khai có tỷ lệ giải ngân rất thấp vì mức lãi vay, điều kiện vay chưa thực sự ưu đãi với người thu nhập thấp ở đô thị, công nhân khu công nghiệp.
Để thực hiện gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng phát hành trái phiếu Chính phủ để có vốn cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho phát triển nhà ở xã hội. Trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng khu công nghiệp, phải thẩm định việc dành quỹ đất phát triển nhà ở công nhân theo quy định Luật Nhà ở.
Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ giao cơ quan này phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để triển khai hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, gửi hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho Bộ Tài chính để trình Thủ tướng phê duyệt, cấp bảo lãnh Chính phủ cho Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ, quản lý nguồn vốn theo quy định.
Các địa phương phải có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng… để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội.
Hiện nhà ở xã hội đang sử dụng 2 nguồn vốn là gói tín dụng 120.000 tỷ đồng do các ngân hàng thương mại tự cân đối vốn và vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai theo Nghị định 100 về nhà ở xã hội từ ngân sách.
Việc vay vốn ưu đãi theo quy định tại Nghị định 100/2024. Cụ thể, người mua hoặc thuê nhà ở xã hội có thể vay tối đa 80% giá trị hợp đồng, trong khi người xây mới hoặc sửa chữa nhà được vay tối đa 70%, không vượt quá 1 tỷ đồng.
Lãi suất vay được điều chỉnh tương đương mức lãi suất dành cho hộ nghèo, do Thủ tướng quy định từng thời kỳ. Hiện tại, mức tham khảo là 6,6% một năm, với thời hạn vay tối đa 25 năm./.
Đọc thêm
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang trở thành điểm nóng thu hút dòng vốn đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực M&A. Chỉ tính riêng trong 9 tháng năm 2024, đã chiếm đến 91% trên tổng giá trị giao dịch.
Giá bất động sản tại các thành phố lớn, đang tiếp tục gia tăng cao, làm trầm trọng thêm các vấn đề của thị trường bất động sản. Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp điều tiết hợp lý thì tình trạng này sẽ tạo áp lực nặng nề lên các cơ quan quản lý Nhà nước, người dân có nhu cầu nhà ở và cả doanh nghiệp bất động sản…
Công điện số 122/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu công khai, minh bạch các gói tín dụng nhà ở xã hội, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng để tránh tiêu cực và ách tắc.
Chứng khoán hôm nay 27/11 ghi nhận phiên ảm đạm cho ngành bất động sản. Tuy nhiên, mã QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục đi ngược dòng, khoác áo tím
Tin liên quan
Đồng Nai sẽ có thêm khu công nghiệp rộng 1.000 ha; Hoàng Hà Bexco muốn làm khu thương mại - du lịch hơn 1.000 tỷ đồng ở Quảng Nam; Thuduc House có CEO mới, người cũ tiếp tục làm cố vấn... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (02/12).
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 1/12 có các thông tin nổi bật sau: Masterise Homes bàn giao sổ hồng khu nhà phố thương mại Soho; Golden Crown Hai Phong xuất hiện trên tạp chí quốc tế;...
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 8-10 làn xe; Vingroup chuyển nhượng 80% cổ phần chủ đầu tư một phần dự án Vinhomes Royal Island cho đối tác nước ngoài... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (01/12).
Ngày 30/11, phiên đấu giá đợt 3 tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục diễn ra nhưng đã không thành công do khách hàng đồng loạt rút lui, khiến 22 lô đất vẫn chưa tìm được chủ sở hữu.
Bài mới
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.
Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng đầu năm 2024, phân khúc bất động sản hạng sang chiếm khoảng 25% nguồn cung mới và đạt tỷ lệ hấp thụ ấn tượng 64%. Nhiều khách hàng thậm chí phải tranh nhau trả thêm tiền chênh lệch để sở hữu các sản phẩm giới hạn hoặc vị trí "vàng" trong dự án.