Hưng Yên sẽ dành gần 4.800 ha đất quy hoạch mới 13 khu công nghiệp
Theo quy hoạch, đến năm 2030, Hưng Yên sẽ có 30 khu công nghiệp, gồm 17 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch, 13 khu công nghiệp tiềm năng quy hoạch mới.
Trong Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, Hưng Yên phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô kinh tế và trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại; công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước. Do vậy, tỉnh đã ưu tiên dành quỹ đất để hình thành các khu công nghiệp quy mô lớn, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại.
Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Hưng Yên sẽ có 30 khu công nghiệp (gồm 17 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và 13 khu công nghiệp tiềm năng quy hoạch mới), với tổng diện tích khoảng 9.589ha.
Đáng chú ý, trong số 13 khu công nghiệp tiềm năng quy hoạch mới, tỉnh Hưng Yên dự kiến sẽ dành 4.788 ha đất để thực hiện các khu công nghiệp này; trong đó, có nhiều khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích lớn như: Khu công nghiệp Phù Cừ với diện tích 544 ha; khu công nghiệp Tiên Lữ - Kim Động - Ân Thi có diện tích trên 460 ha; khu công nghiệp Ân Thi I có quy mô 450 ha...
Đặc biệt, sau năm 2030, quy hoạch thêm 5 khu công nghiệp tiềm năng với tổng diện tích khoảng 2.460 ha. Việc thành lập, mở rộng các khu công nghiệp bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu, kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp được phân bổ và các quy định pháp luật có liên quan. Trong nhóm tiềm năng, có khu công nghiệp tọa lạc tại địa bàn Kim Động - Khoái Châu, ước tính quy mô khoảng 1.400 ha.
Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên Vũ Quốc Nghị cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn; ưu tiên thu hút các ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường, giá trị gia tăng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế các khu công nghiệp, tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy.
Đồng thời, kết hợp phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu các khu công nghiệp để tăng tính cạnh tranh quốc gia và quốc tế, hình thành các cụm liên kết ngành có quy mô lớn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Bên cạnh đó, thành lập mới và phát triển các khu công nghiệp đã có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; ưu tiên thành lập mới, mở rộng các khu công nghiệp có vị trí thuận lợi, khả năng thu hút các nhà đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên cũng sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên như: Công nghiệp công nghệ cao gắn với công nghệ số (sản xuất các sản phẩm điện tử, viễn thông, chíp bán dẫn, sản phẩm quang học, chế tạo phần mềm, sản phẩm công nghệ số...); công nghiệp sản xuất thiết bị điện, năng lượng; công nghiệp sản xuất cơ khí - chế tạo (sản xuất, lắp ráp ô tô, phương tiện vận tải, máy móc, phụ tùng, linh kiện...); công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao; công nghiệp sản xuất các thiết bị y tế, hóa dược, công nghệ sinh học, dược phẩm; công nghiệp dệt may; công nghiệp vật liệu, nhất là vật liệu mới./.
Đọc thêm
Vẫn chưa thể “kìm” giá bất động sản; Đông Anh, Gia Lâm có thể thành quận ngay trong năm nay… là những thông tin nổi bật trong bản tin bất động sản - tài chính hôm nay (8/8/2024).
Giá đất điều chỉnh khiến chi phí đầu tư các khu công nghiệp tại Việt Nam tăng, bất động sản phân khúc này mất lợi thế cạnh tranh với các nước khu vực, theo chuyên gia.
Tin liên quan
Vẫn chưa thể “kìm” giá bất động sản; Đông Anh, Gia Lâm có thể thành quận ngay trong năm nay… là những thông tin nổi bật trong bản tin bất động sản - tài chính hôm nay (8/8/2024).
Giá đất điều chỉnh khiến chi phí đầu tư các khu công nghiệp tại Việt Nam tăng, bất động sản phân khúc này mất lợi thế cạnh tranh với các nước khu vực, theo chuyên gia.
Bài mới
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.