Nhà cửa bị bão đổ, hư hại, ô tô bị cây đè có được bảo hiểm bồi thường?
Bão số 3 - Yagi vừa đi qua, tài sản của người dân bị hư hại nhiều nhất là nhà cửa, văn phòng, xưởng sản xuất, ô tô... Những thiệt hại đó được quy định thế nào trong các hợp đồng bảo hiểm? Có phải cứ mua bảo hiểm là được bồi thường không?
Bài viết này thuộc series Bão số 3 - Yagi
Cập nhật những thông tin mới nhất, hậu quả và những bài học đắt giá rút ra từ cơn bão số 3 (Yagi).
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho các khu vực phía Bắc nước ta.
Theo thống kê ban đầu từ Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, gió giật rất mạnh đã làm 9.851 nhà ở bị hư hỏng, 113.593 ha lúa, 22.047 ha hoa màu bị ngập úng, 6.887 ha cây ăn quả bị hư hại, 121.668 cây xanh bị gãy đổ...
Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng nhiều phương tiện vận tải, ô tô của người dân cũng bị hư hỏng do cây đổ, ngập úng...
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu những thiệt hại về nhà cửa, ô tô bị cây đè có được các công ty bảo hiểm bồi thường hay không.
Chia sẻ với báo chí, đại diện truyền thông một công ty bảo hiểm lớn tại Việt Nam cho biết, từ đêm 7/9 đến nay, công ty liên tục nhận được thông báo của khách hàng về thiệt hại tài sản. Các bộ phận chuyên môn đang tiến hành thống kê, tổng kết và chưa có con số cuối cùng.
Sau khi thống kê đầy đủ, công ty sẽ triển khai các bước tiếp theo. Thiệt hại chủ yếu tập trung vào các loại tài sản như nhà xưởng, ô tô...
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường cho khách hàng hay không còn tùy vào điều khoản ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
"Tùy từng hợp đồng của khách hàng có tham gia các quyền lợi như thế nào. Còn những điều khoản theo quy định chung của bảo hiểm thì doanh nghiệp nào cũng như nhau”, vị này cho biết.
Theo luật sư Trương Thanh Đức - Luật sư Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc xác định thiệt hại do bão Yagi có thuộc trường hợp được yêu cầu bảo hiểm hay không, phải tùy thuộc vào doanh nghiệp, cá nhân có tham gia những loại hình bảo hiểm thiên tai hay không và các khoản mục hợp đồng bảo hiểm chi tiết được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm với tổ chức, cá nhân cụ thể.
Theo khoản 26 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Tại hợp đồng bảo hiểm vật chất/quy tắc bảo hiểm xe cơ giới quy định rất rõ các rủi ro được bảo hiểm, phạm vi bồi thường và cả các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Xe bị ngập nước do thiên tai là trường hợp bất khả kháng (bao gồm nhưng không giới hạn bão lũ, lụt, sét đánh, giông tố, động đất, sóng thần... ) đều thuộc trường hợp được bảo hiểm. Trường hợp ngập lụt gây ra cho cả một vùng rộng lớn khiến xe có mua bảo hiểm vật chất bị ngập nước gây ra thiệt hại thuộc trường hợp được bảo hiểm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu rằng, không phải cá nhân, doanh nghiệp nào bị thiệt hại trong bão Yagi đều được bảo hiểm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
Để được được bảo hiểm bồi thường, họ cần phải tham gia các gói bảo hiểm tài sản hoặc bảo hiểm thiên tai trước đó.
Đối với thiệt hại do thiên tai, chỉ những doanh nghiệp, cá nhân đã đăng ký bảo hiểm có mở rộng phạm vi bảo vệ cho thiên tai, bão lũ mới được xem xét bồi thường, những thiệt hại không có trong điều khoản hợp đồng, sẽ không được chi trả.
Liên quan đến vấn đề này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa ban hành Công văn số 1202/QLBH-PNT, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm liên quan đến bão số 3 (Yagi).
Theo công văn, cơn bão số 3 đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc. Để kịp thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khắc phục thiệt hại do cơn bão gây ra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xác định thiệt hại về người và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng và quy định pháp luật.
Cục cũng đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức thực hiện hỗ trợ nhân đạo theo quy chế nội bộ và quy định pháp luật có liên quan.
Đồng thời, Cục cũng đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo tình hình thiệt hại và giải quyết quyền lợi bảo hiểm chậm nhất là ngày 12/9/2024./.
Đọc thêm
Bão số 3 - Yagi đã càn lướt qua TP. Hà Nội làm hàng loạt cây xanh bật gốc, gãy đổ. Đáng chú ý, những cây cối đổ rạp này lại làm lộ ra bộ rễ bị cắt cụt, bao bọc còn nguyên khiến cư dân mạng xôn xao. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng và giải mã cho “chuyện lạ” này.
Bão số 3 Yagi đã qua đi, nhưng nhiều người vẫn thắc mắc liệu việc sống tại những căn hộ cao cấp như penthouse hay duplex trong các tòa nhà cao tầng có đảm bảo an toàn trong thời điểm bão lớn không?
Tin liên quan
Hình ảnh đẹp- Ô tô tự động dàn hàng che cho xe máy trên cầu Nhật Tân
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa vụ kiện Ban quản trị chung cư Masteri do bị đơn và các bên liên quan vắng mặt lần đầu mà không đưa ra lý do. Phiên tòa dự kiến sẽ được mở lại vào ngày 25/9.
Bài mới
TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá cao vai trò của các phương tiện công nghệ truyền thông trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước ngày một phát triển và Home Today là một trong số đó.
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).