Sau bão số 3 - Yagi: Ở căn hộ penthouse, duplex có nguy hiểm không?
Bão số 3 Yagi đã qua đi, nhưng nhiều người vẫn thắc mắc liệu việc sống tại những căn hộ cao cấp như penthouse hay duplex trong các tòa nhà cao tầng có đảm bảo an toàn trong thời điểm bão lớn không?
Bài viết này thuộc series Bão số 3 - Yagi
Cập nhật những thông tin mới nhất, hậu quả và những bài học đắt giá rút ra từ cơn bão số 3 (Yagi).
Với thiết kế nằm trên tầng cao nhất, các căn hộ penthouse và duplex mang lại tầm nhìn rộng mở và phong cách sống thượng lưu.
Tuy nhiên, sau bão số 3 Yagi, nhiều cư dân bắt đầu đặt câu hỏi về mức độ an toàn của việc sống tại các căn hộ cao cấp này khi cơn bão ập đến. Những thảo luận về kết cấu tòa nhà, hệ thống cửa và sự chuẩn bị của chủ đầu tư đã trở thành vấn đề nóng hổi.
Với đặc điểm nằm ở tầng trên cùng của các tòa nhà cao tầng, penthouse và duplex thường có thiết kế rộng rãi, nhiều cửa kính lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên và tầm nhìn panorama. Tuy nhiên, những yếu tố này cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi về độ an toàn trong thời tiết khắc nghiệt như bão.
Trên mạng xã hội, cư dân đã bắt đầu bàn tán và bày tỏ lo ngại về tình trạng của các căn hộ cao tầng khi bão đến. Một số người cho biết họ cảm thấy bất an vì gió giật mạnh có thể ảnh hưởng đến hệ thống cửa sổ và cửa kính lớn, vốn là một phần không thể thiếu của các căn hộ cao cấp này.
Cư dân mạng cho biết, hướng ban công của căn hộ đóng vai trò quyết định trong việc chịu ảnh hưởng từ bão. Nhà người này có ban công hướng Nam nên không gặp phải vấn đề gì, mọi thứ vẫn rất êm đềm. Tuy nhiên, những căn hộ hàng xóm với ban công hướng Tây lại gặp rắc rối nghiêm trọng: Cửa sổ và cửa ban công bị gió giật mạnh, nứt cả tường, cảm giác như cửa sắp vỡ tung ra. Thậm chí, cửa chính còn bị kẹt, không thể mở được, cảm giác như bị mắc kẹt trong nhà.
Sau đây là một số bình luận của những cư dân sống tại các căn hộ cao cấp trên mạng xã hội sau trận bão số 3 Yagi vừa qua:
Một số ý kiến cho rằng việc sinh sống trong các căn hộ penthouse hoặc duplex không nhất thiết tiềm ẩn nguy hiểm và rủi ro, miễn là các chủ đầu tư tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn về thiết kế và thi công.
Việc lắp đặt hệ thống cửa kính chống bão, sử dụng vật liệu chống thấm và đảm bảo kết cấu vững chắc của tòa nhà là những yếu tố giúp giảm thiểu rủi ro trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều mấu chốt nằm ở chất lượng xây dựng và sự chú trọng đến các chi tiết bảo vệ của những căn hộ này.
Ông Lê Văn Thịnh - nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, thuộc Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, mọi công trình đều có 2 yếu tố quan trọng là kết cấu chịu lực và kết cấu bao che. Trong đó, kết cấu bao che đóng vai trò rất quan trọng và nếu không được tính toán kỹ lưỡng, có thể gây ra những nguy cơ đáng kể.
Theo ông, đơn vị thiết kế phải tính toán chính xác mức độ chịu lực của công trình khi đối mặt với áp lực gió. Điều này bao gồm việc quyết định độ dày của kính, số lớp kính, và cách cấu tạo của vật liệu kính. Bên cạnh đó, khung vách và khung cửa phải được liên kết chắc chắn với cả kết cấu chịu lực và kết cấu bao che xung quanh. Tất cả các yếu tố này cần được tính toán kỹ càng để đảm bảo an toàn khi thi công.
"Tuy nhiên, trong thiết kế kết cấu đang có tình trạng rất lười, để nhà thầu thi công tự chọn, dẫn đến việc chất lượng không đảm bảo. Nhà thầu thi công, sau khi chế tạo và lắp dựng xong vách kính, có thể lập bảng vẽ hoàn công và việc này được hợp pháp hóa bằng cách đưa bản vẽ này cho nhà thầu thiết kế ký", ông Thịnh chia sẻ.
Ông Thịnh cũng cho rằng, để đánh giá trách nhiệm thì dựa trên nguyên tắc trong công tác quản lý chất lượng. Theo thứ tự lần lượt là con người, tiền, vật tư vật liệu, máy móc và phương pháp. Đánh giá về con người cần phải thấy rõ trách nhiệm của các chủ thể từ chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng đến nhà thầu giám sát.
Mặc dù có nhiều lo ngại về an toàn khi sống ở căn hộ penthouse, duplex trong cơn bão lớn, điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng xây dựng và vật liệu được sử dụng. Cư dân cần tin tưởng vào tiêu chuẩn của các dự án và chất lượng của chủ đầu tư, nhưng đồng thời cũng nên có các biện pháp tự bảo vệ khi bão đến.
Sống ở căn hộ penthouse, duplex có thực sự an toàn hay không, vẫn là một câu hỏi mở để mọi người cùng thảo luận.
Đọc thêm
Cơn bão Yagi với sức gió mạnh đã thổi bay cửa của một căn hộ chung cư ở Hà Nội, buộc cư dân phải sơ tán sang nơi ở tạm. Một số tòa nhà khác cũng chịu thiệt hại nặng nề khi trần thạch cao bị sập, nước mưa ào ạt tràn vào thang máy.
Sau trận bão Yagi, nhiều khu vực tại Ecopark đã bị tàn phá nặng nề, để lại khung cảnh hoang tàn và hư hại. Những hàng cây xanh bị quật đổ, công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cư dân không khỏi xót xa trước vẻ đẹp vốn có của khu đô thị xanh này.
Nhưng khi bão đến nghĩ đến mấy cái cửa kính mà đau tim, chỉ sợ nó bung ra. View đẹp cũng chả thiết, lúc đấy chỉ mong có cái toà nhà thật cao ngay trước mặt để nó chắn bớt gió đi thôi!
Tin liên quan
Sau trận bão Yagi, nhiều khu vực tại Ecopark đã bị tàn phá nặng nề, để lại khung cảnh hoang tàn và hư hại. Những hàng cây xanh bị quật đổ, công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cư dân không khỏi xót xa trước vẻ đẹp vốn có của khu đô thị xanh này.
Bão Yagi không chỉ nghiệm thu các chung cư rất minh bạch, khách quan khi làm lộ ra những vết nứt tường to tướng, hầm xe thì ngập nước, cửa sổ bị nát tứ tung, mà còn nghiệm thu cả việc trồng cây xanh ở Hà Nội khi “bóc” ra những cây trồng còn nguyên cả bao dứa bọc rễ, hoặc trồng hời hợt trên gạch, hay những hố trồng cây nông choèn.
Khi bão Yagi (bão số 3) hoành hành hôm nay (7/9/2024), rất nhiều thiệt hại đã được ghi nhận tại Quảng Ninh. Với sức gió mạnh, nhà chung cư cao tầng, cao ốc, khách sạn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Bài mới
Mới đây, tại chung cư HH3B Linh Đàm, thang máy bất ngờ gặp sự cố và rơi tự do từ tầng 7 xuống tầng 4, khiến nhiều cư dân không khỏi bàng hoàng và hoảng loạn. Sự cố này tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về an toàn của thang máy trong khu chung cư HH Linh Đàm, nơi đã từng nhiều lần xảy ra những trục trặc tương tự.
Bạn đã bao giờ ngồi cà phê với bạn bè và thở dài: "Bao giờ mới mua nổi cái nhà?". Nếu có, bạn không phải là người duy nhất. Hơn bao giờ hết, thị trường bất động sản Việt Nam đang trở thành một câu chuyện hài kịch với mức giá "trên trời". Câu chuyện không còn là riêng của ai, mà là nỗi lòng chung của cả một thế hệ.