Nhếch nhác khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang suốt 7 năm, lãng phí "đất vàng" giữa Thủ đô
Mặc dù đã hoàn thành từ năm 2017, dự án khu tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) vẫn trong tình trạng hoang phế và nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
Bài viết này thuộc series Những dự án bỏ hoang trên "đất vàng" Hà Nội
Giữa cơn sốt bất động sản, nhiều dự án chung cư, biệt thự trên "đất vàng" Hà Nội vẫn bị bỏ hoang suốt nhiều năm, thậm chí cả thập kỷ, gây lãng phí lớn thay vì trở thành khu dân cư, đô thị sầm uất, khang trang.
Người dân qua khu hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai sẽ thấy một khu chung cư nổi bật với 3 tòa nhà thiết kế bắt mắt, tạo nên một không gian thông thoáng và thu hút nhưng khi đến thăm thực tế, nhiều người sẽ không khỏi xót xa trước cảnh tượng các hạng mục đã xuống cấp trầm trọng.
Theo khảo sát, tìm hiểu từ nguồn thông tin từ cộng đồng mạng cung cấp gửi đến và bàn luận trong các diễn đàn, từ thực tế tìm hiểu của Home Today, do không có người sinh sống, khu tái định cư ban đầu khang trang và sạch đẹp này sau nhiều năm bỏ hoang, đã trở nên đổ nát và nhếch nhác.
Tháng 8/2010, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương giao cho UBND và Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng cho Khu di dân Đền Lừ III, tọa lạc trên đường Tân Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai.
Dự án giai đoạn I này có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 596 tỷ đồng.
Theo quyết định, dự án tái định cư Đền Lừ III xây dựng 05 khối nhà cao tầng từ CT1 đến CT5, trong đó CT1, CT3 và CT4 cao 17 tầng, CT2 và CT5 cao 13 tầng trên khu đất có tổng diện tích 17.731m2, tổng diện tích đất xây dựng công trình 5.889m2. Số hộ dự kiến đạt được khoảng 584 căn hộ.
Ngoài ra, dự án còn xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà như: Bể ngầm, sân, đường nội bộ, cây xanh, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước; đồng bộ hệ thống trang thiết bị cho công trình…
Dự án này nhằm tạo quỹ nhà phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai, đảm bảo khai thác hiệu quả quỹ đất để thu hồi vốn thực hiện dự án và thuộc khu vực có điều kiện hạ tầng kỹ thuật thuận lợi.
Theo quyết định ban đầu UBND TP. Hà Nội phê duyệt, dự án nhà phục vụ tái định cư khu di dân Đền Lừ III thực hiện từ năm 2011 đến 2014. Tuy nhiên, đến năm 2013 dự án này vẫn là khu đất trống; cho đến năm 2015, dự án mới triển khai thi công phần móng và đến 2017, dự án mới hoàn thành xây dựng.
Nằm ở vị trí đắc địa, nằm trên địa bàn 2 phường Tân Mai và Hoàng Văn Thụ của quận Hoàng Mai, với mặt tiền rộng trên 50m giáp phố Tân Mai, liền ngay đó là hồ Đền Lừ đã được cải tạo cảnh quan sạch đẹp nhưng khu tái định cư Đền Lừ III gồm 3 tòa chung cư cao tầng này đến nay vẫn trong cảnh "vườn không nhà trống".
Mặc dù đã hoàn thiện từ năm 2017 nhưng 3 tòa tái định cư vẫn "đắp chiếu" chưa được đưa vào sử dụng hiện đang lộ rõ những dấu hiệu xuống cấp ở một số hạng mục.
Cụ thể, cửa ra vào bị khóa xích, rất nhiều cửa sổ bị vỡ kính, cỏ dại mọc um tùm, lớp sơn tường bạc màu và bong tróc, nhiều mảng tường bị hoen gỉ, vỡ nứt, nhiều phần xây dựng cũng chưa được hoàn chỉnh… tạo nên cảnh quan vô cùng nhếch nhác.
Được biết, việc khu nhà xây xong mà chưa cho người ở là do công trình chưa thể nghiệm thu, bàn giao lại cho Thành phố. Ngày 14/1/2021, Chi cục Giám định xây dựng (Sở Xây dựng) đã tiến hành kiểm tra tại công trình và yêu cầu khắc phục một số khiếm khuyết.
Cụ thể, trong công tác nghiệm thu có một số vấn đề về xây dựng phê duyệt dự án liên quan đến quy định phòng cháy chữa cháy, công tác xả thải vệ sinh môi trường, các công trình phụ, bảo hành tòa nhà... nên Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Hoàng Mai phải hoàn thành bảo dưỡng, sửa chữa, chờ được cấp các giấy phép, thủ tục cần thiết, mới có thể bàn giao cho Sở Xây dựng.
Dự án đã hoàn thiện từ 7 năm trước nhưng vẫn chưa được đưa vào sử dụng, dẫn đến tình trạng bỏ hoang và xuống cấp nhanh chóng, gây lãng phí nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, giá chung cư thương mại quanh khu vực hồ Đền Lừ khá cao, dao động từ 45,6 triệu đồng/m² - 57,2 triệu đồng/m² nhờ vào lợi thế cảnh quan và vị trí giao thông thuận tiện. Trong bối cảnh giá nhà đất không ngừng tăng, việc bỏ hoang những tòa nhà tái định cư tại đây không chỉ gây lãng phí mà còn làm mất mỹ quan đô thị.
Theo số liệu báo cáo từ Sở Xây dựng Hà Nội, đến thời điểm tháng 9/2024, trên địa bàn thành phố có 174 dự án nhà chung cư tái định cư. Trong đó, có 9 dự án với khoảng 2.500 căn hộ trong tình trạng chưa đưa vào sử dụng (2 dự án đã hoàn thành chưa được đưa vào vận hành, sử dụng và 7 dự án đang triển khai dang dở). Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thời gian trước đây khi Luật Đất đai chưa được sửa đổi, bổ sung thì một số khu tái định cư mặc dù đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa hoàn thành công tác nghiệm thu, đồng thời với việc lo ngại về chất lượng công trình nên người dân đã chủ động xin nhận tiền hỗ trợ, bồi thường, thay vì nhận nhà... vì vậy dẫn tới tình trạng bỏ hoang của hàng trăm căn hộ trong nhiều năm. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở mới trên thị trường đang khan hiếm nghiêm trọng, những căn hộ chung cư tái định cư bị bỏ hoang như trên trở thành vấn đề "nóng", gây bức xúc trong dư luận. Nhiều chuyên gia và nhà quản lý đã đề xuất giải pháp chuyển đổi công năng sử dụng và đưa các căn hộ bị bỏ hoang ra đấu giá nhằm sớm thu hồi ngân sách cho Nhà nước. |
Đọc thêm
Cùng tìm hiểu khái niệm đất tái định cư là gì? Quy định bồi thường cho đất tái định cư như thế nào trong bài viết sau đây của Hometoday nhé!
Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế nhà đất bỏ hoang; TP.HCM đã giải quyết xong 15.800 hồ sơ nhà đất tồn đọng; Hà Nội sắp sửa chữa cầu Long Biên... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (8/10).
Sau 16 năm khởi công, dự án Apex Tower tại lô HH3, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vẫn “đắp chiếu” khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Tin liên quan
Dự án Usilk City - một trong những dự án nổi bật của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long, được khởi công từ năm 2008 với kỳ vọng biến nơi đây thành một khu đô thị sầm uất tại quận Hà Đông. Thế nhưng sau 16 năm, dự án trở thành một khu vực hoang vắng, nơi những tòa nhà cao tầng chỉ còn là di sản của những kế hoạch chưa thành hình.
Vicem Tower - tòa nhà cao 31 tầng, Trung tâm điều hành và Giao dịch Xi măng Việt Nam nhiều năm qua rơi vào tình trạng im lìm, nằm “trơ xương” trên mảnh đất vàng cạnh tòa nhà Keangnam (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).
Khởi công từ năm 2009 với kỳ vọng trở thành tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại vị trí đắc địa của Thủ đô, dự án Hattoco với vốn đầu tư 900 tỷ đồng vẫn chỉ là khung bê tông trơ trọi, gây thất vọng và đặt ra nhiều câu hỏi về tiến độ kéo dài suốt 15 năm.
Bài mới
TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá cao vai trò của các phương tiện công nghệ truyền thông trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước ngày một phát triển và Home Today là một trong số đó.
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.