Phí bảo trì chung cư là bao nhiêu? Ai sẽ phải nộp phí bảo trì chung cư?
Phí bảo trì chung cư bằng bao nhiêu % giá trị của căn hộ? Những ai phải nộp phí bảo trì chung cư? đều có trong bài viết dưới đây của Hometoday.
Phí bảo trì chung cư là bao nhiêu?
Phí bảo trì chung cư là 2% giá trị của căn hộ, chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc vận hành nhà chung cư cũng như các mục đích khác.
Theo điểm a khoản 1 Điều 108 Luật Nhà ở 2014 thì chủ đầu tư phải đóng kinh phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ. Số tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán. Theo đó, người mua có trách nhiệm đóng khoản phí này theo hợp đồng cho chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư bàn giao lại chi phí này cho ban quản trị chung cư.
Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị để thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng theo quy định. Nếu không ban giao sẽ thực hiện các thủ tục cưỡng chế.
Thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Ban quản trị gửi văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì;
Bước 2: UBND tỉnh ra văn bản đề nghị chủ đầu tư bàn giao kinh phí;
Bước 3: Nếu chủ đầu tư không bàn giao thì UBND tỉnh sẽ ra quyết định cưỡng chế.
Khi nào được dùng phí bảo trì chung cư?
Theo quy định tại khoản 2, Điều 109 Luật Nhà ở 2014 thì kinh phí bảo trì được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư. Chi phí này không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư cũng như các mục đích khác.
Những hạng mục của nhà chung cư được sử dụng kinh phí bảo trì được quy định tại Điều 34 của Quy chế quản lý và sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Cụ thể:
-
Bảo trì các hạng mục, phần diện tích thuộc sở hữu chung và nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
-
Bảo trì khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, hộp kỹ thuật, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả,...
-
Xử lý tình trạng nước thải ứ nghẹn, tiến hành hút bể phốt định kỳ, cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của chung cư,...
-
Bảo trì những hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ/quy định của pháp luật về nhà ở.
Đối tượng nào phải nộp phí bảo trì chung cư?
Nếu như căn hộ được chuyển nhượng nhiều lần thì vấn đề đặt ra là người mua nào sẽ là người thanh toán khoản phí bảo trì chung cư này?
Pháp luật hiện hành chưa quy định rõ về vấn đề này nên dẫn đến tình trạng có một số chủ đầu tư đã áp dụng tùy tiện việc thu phí. Có những chủ đầu tư chỉ thu một lần ngay khi ký hợp đồng với người mua đầu tiên. Cũng có những chủ đầu tư lại thu phí khoản này đối với người sở hữu căn hộ trước khi được đưa vào sử dụng. Có chủ đầu tư lại cho người sử dụng đóng nhiều lần sau khi chung cư đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, khảo sát từ một số nhà đầu tư chuyên bán căn hộ thì hầu như các chủ đầu tư đều thu khoản phí này khi ký hợp đồng mua bán căn hộ với người mua đầu tiên.
Theo đó, trong hợp đồng thường có điều khoản bên mua sẽ đóng khoản phí bảo trì chung cư 2% khi nhận được thông báo từ chủ đầu tư về việc nộp phí bảo trì. Nghĩa là người nào sở hữu căn hộ khi tòa nhà được đưa vào sử dụng sẽ là người nộp phí bảo trì.
Và người mua đầu tiên sau đó chuyển nhượng cho người tiếp theo thì phải chuyển nhượng luôn cả phần nghĩa vụ đóng phí bảo trì chung cư, chủ đầu tư chỉ việc xác nhận cho các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phí bảo trì chung cư mà Hometoday muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin về phí bảo trì chung cư trên đã giúp bạn hiểu hơn về quy định pháp luật đối với loại phí này.
Đọc thêm
Nhiều người thường không để ý đến điều khoản bảo hành nhà chung cư được ghi trong hợp đồng. Cùng tìm hiểu trách nhiệm bảo hành của chủ đầu tư trong bài viết dưới đây?
Ban quản trị chung cư có lương không phụ thuộc vào quyết định của cư dân tại hội nghị nhà chung cư. Tham khảo những thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết:
Nhiều người thường không để ý đến điều khoản bảo hành nhà chung cư được ghi trong hợp đồng. Cùng tìm hiểu trách nhiệm bảo hành của chủ đầu tư trong bài viết dưới đây?
Tin liên quan
Đại hội ban quản trị chung cư cần sự tham gia tích cực của cư dân và tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, hiệu quả.
Lập ban quản trị chung cư là việc làm cần thiết tại các khu đô thị/nhà chung cư hiện nay. Tuy nhiên, cần đảm bảo những điều kiện nhất định để BQT chung cư được công nhận đúng luật.
Về mặt pháp lý, dự án chung cư cao cấp Lumi Hà Nội chưa đủ điều kiện để huy động bán nhà ở hình thành trong tương lai. Sở Xây dựng Hà Nội đã có nhiều văn bản gửi UBND quận Nam Từ Liêm đề nghị kiểm tra dự án này.