Thang máy chung cư ở Linh Đàm đột ngột kéo lên khi chưa đóng hết cửa, cư dân thoát nạn trong gang tấc...
Thang máy chung cư HH2C thuộc khu đô thị Linh Đàm bất ngờ di chuyển lên khi người dân còn đang bước vào, cửa chưa được đóng hết...
Bài viết này thuộc series Tất tần tật về Thang Máy: Làm sao để an toàn?
Thang máy trở thành 1 phần tất yếu của cuộc sống, nhưng có rất nhiều vụ trục trặc, rơi thang máy khiến người dân hoang mang. An toàn thang máy, cách nào?
Thang máy chung cư HH2C đột ngột gặp sự cố khiến cư dân vô cùng lo sợ. Sự việc được camera an ninh trong thang máy ghi lại vào lúc 7:31 ngày 26/08/2024.
Sự việc khiến cư dân tòa nhà một lần nữa lo sợ về chất lượng cuộc sống tại đây. Một cư dân cho biết đây không phải là lần đầu tiên thang máy tòa nhà xảy ra sự cố, trước đây thang máy đã xảy ra một số lần, may mắn không để lại hậu quả.
Trong nhóm cư dân của khu đô thị này, cư dân tỏ ra vô cùng bức xúc:
Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ việc làm rơi thang máy tại các khu nhà ở chung cư. Đứng trước thực trạng đó, nhiều câu hỏi được đặt ra về trách nhiệm sửa chữa, bảo trì thang máy tại các nhà ở chung cư thuộc về cá nhân, đơn vị nào?
Đứng trước thực trạng, tốc độ gia tăng chóng mặt của các nhà cao tầng, chung cư tại các thành phố lớn nói riêng và cả nước nói chung đã tạo nên áp lực đảm bảo sự an toàn khi vận hành thang máy, đặc biệt là tại các hệ thống thang máy tại các khu nhà chung cư.
Hiện nay, căn cứ Điều 11 Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 15 tháng 02 năm 2016 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, người có trách bảo trì nhà chung cư quy định:
Chủ sở hữu nhà chung cư sẽ có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD.
Đối với trường hợp có phần hư hỏng phần sở hữu riêng của tòa nhà chung cư mà ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác sinh sống tại khu chung cư đó thì chủ sở hữu có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng đó.
Nếu như chủ sở hữu không thực hiện sửa chữa thì đơn vị quản lý vận hành hoặc cá nhân được giao quản lý tòa nhà chung cư có quyền được tạm ngừng hoặc tiến hành đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng cung cấp các dịch vụ như dịch vụ điện, nước sinh hoạt đối với phần sở hữu riêng của chủ sở hữu này.
Bên cạnh đó, nếu phần hư hỏng thuộc sở hữu chung trong khu vực thuộc sở hữu riêng thì chủ sở hữu của phần tài sản riêng này sẽ phải có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, đơn vị thi công tiến hành sữa chữa, xem xét lại những vấn đề hư hỏng của phần tài sản này.
Việc tiến hành bảo trì thang máy thuộc khu vực nhà ở chung cư được yêu cầu cần được thực hiện bởi đơn vị có năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện, điều này sẽ giảm thiểu các yếu tố rủi ro liên quan đến yếu tố kỹ thuật trong quá trình khai thác, sử dụng tháng máy tại nhà chung cư.
Như vậy, có thể thấy, về trách nhiệm thực hiện bảo trì thang máy tại chung cư sẽ thuộc về chủ đầu tư hoặc Ban quản trị nhà chung cư. Chủ đầu tư hoặc ban quản trị nhà chung cư sẽ ra quyết định về quá trình, thời gian tiến hành bảo trì khi thang máy nhà chung cư có dấu hiệu cần bảo trì, sửa chữa.
Bài mới
Mới đây, tại chung cư HH3B Linh Đàm, thang máy bất ngờ gặp sự cố và rơi tự do từ tầng 7 xuống tầng 4, khiến nhiều cư dân không khỏi bàng hoàng và hoảng loạn. Sự cố này tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về an toàn của thang máy trong khu chung cư HH Linh Đàm, nơi đã từng nhiều lần xảy ra những trục trặc tương tự.
Bạn đã bao giờ ngồi cà phê với bạn bè và thở dài: "Bao giờ mới mua nổi cái nhà?". Nếu có, bạn không phải là người duy nhất. Hơn bao giờ hết, thị trường bất động sản Việt Nam đang trở thành một câu chuyện hài kịch với mức giá "trên trời". Câu chuyện không còn là riêng của ai, mà là nỗi lòng chung của cả một thế hệ.