Tiền bảo hiểm bồi thường thiệt hại do bão số 3 tăng lên 7.000 tỷ đồng
Bão số 3 đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở các tỉnh phía Bắc. Qua thống kê mới nhất từ phía bảo hiểm, số tiền đền bù hiện ghi nhận 7.000 tỷ đồng.
Bài viết này thuộc series Bão số 3 - Yagi
Cập nhật những thông tin mới nhất, hậu quả và những bài học đắt giá rút ra từ cơn bão số 3 (Yagi).
Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) thông tin, tính đến 17h00 ngày 12/9, qua số liệu báo cáo, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiếp nhận thông tin khoảng hơn 9.000 vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới; ghi nhận 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.
Tổng số tiền chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 nghìn tỷ đồng.
Được biết, đây mới là những số liệu sơ bộ ban đầu trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra, do đó số liệu về số vụ tổn thất và giá trị chi trả bồi thường bảo hiểm vẫn chưa thống kê được toàn diện, đầy đủ.
Bão số 3 (Yagi) cùng hoàn lưu bão đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái...
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có công văn gửi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định thiệt hại về người và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng và quy định pháp luật; Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hỗ trợ nhân đạo cho những nạn nhân bị ảnh hưởng do bão.
Phía bảo hiểm ngoài việc huy động nhân lực, tập trung cao nhất đến trực tiếp hiện trường tại khu vực xảy ra thiệt hại do bão số 3, cũng đã bổ sung nhân sự, trực hotline để sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, nhằm ghi nhận thông báo thiệt hại và tư vấn khách hàng triển khai các thủ tục để được chi trả bồi thường.
Bảo hiểm Bảo Việt đã tiếp nhận 692 vụ tổn thất, tập trung vào các loại hình bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản như bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm nhà tư nhân, các công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, cầu cảng và hàng hóa do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. PVI ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tổng số tiền bồi thường 2.000 tỷ đồng (không bao gồm tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người). Bảo hiểm Quân đội (MIC) ghi nhận khoảng 900 vụ tổn thất bao gồm nghiệp vụ tài sản, xe cơ giới và hàng hải, ước tính tổng bồi thường 230 tỷ đồng. Bảo hiểm BSH ghi nhận khoảng 120 vụ tổn thất về tài sản - kỹ thuật - hàng hải; hơn 250 vụ tổn thất về xe cơ giới; nghiệp vụ bảo hiểm con người ghi nhận 1 trường hợp tử vong và 6 người bị mất tích. Về bảo hiểm kỹ thuật, các doanh nghiệp ghi nhận 684 vụ tai nạn (trong đó, Bảo Việt 220 vụ, VBI 150 vụ, PVI 134 vụ, Bảo Minh 44 vụ, ABIC 29 vụ, PJICO 107 vụ). Về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp ghi nhận 1.070 vụ tổn thất. Với bảo hiểm nhân thọ, có 6 doanh nghiệp ghi nhận khách hàng thiệt hại do cơn bão số 3 và lũ lụt tại các tỉnh, thành miền Bắc gây ra. Trong đó, có 15 vụ tai nạn, 15 người thương vong, ước tính số tiền chi trả bồi thường ban đầu khoảng 9,72 tỷ đồng. Bảo hiểm AIA bồi thường gia đình 5 khách hàng tử vong 6,5 tỷ đồng. Bảo hiểm Daiichi bồi thường người thân 6 nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở ở Yên Bái 2,7 tỷ đồng. Những doanh nghiệp bảo hiểm khác hỗ trợ ban đầu khi nghe tin khách hàng nằm viện như: Sunlife 260 triệu đồng, Generali 20 triệu đồng, Cathay 30 triệu đồng, Bảo Việt 210 triệu đồng. Công ty bảo hiểm sẽ chi trả đầy đủ quyền lợi theo hợp đồng sau khi khách hàng hoàn thiện thủ tục điều trị, hồ sơ. |
Trước đó như chúng tôi đã thông tin, ngay sau khi bão tan, ngày 9/9, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã có công văn gửi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định thiệt hại về người và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng và quy định pháp luật.
Thực hiện các chỉ đạo nêu trên, các doanh nghiệp bảo hiểm đã dồn toàn lực, huy động nhân lực, tập trung cao nhất đến trực tiếp hiện trường tại khu vực xảy ra thiệt hại để nắm bắt nhanh, chính xác tình hình tổn thất, giám định, tạm ứng bồi thường, bồi thường, nhằm hỗ trợ khách hàng, góp phần nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã bổ sung nhân sự, trực hotline để sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, nhằm ghi nhận thông báo thiệt hại và tư vấn khách hàng triển khai các thủ tục để được chi trả bồi thường bảo hiểm.
Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết, người mua bảo hiểm khi gặp thiên tai, thiệt hại thì đầu tiên phải gọi điện cho người phụ trách đã bán bảo hiểm cho mình;
Thứ hai, cần gọi điện lên tổng đài của công ty bảo hiểm để họ nắm bắt quá trình xử lý hồ sơ của mình. Ghi nhận bằng chứng hiện trường về tài sản bị hư hại như quay phim, chụp ảnh, lập biên bản ghi nhận thiệt hại...
Trường hợp cấp bách thì phải ghi lại bằng chứng dưới sự chứng kiến của cán bộ phường, xã, tổ chức đoàn thể, người làm chứng khác… thay cho thủ tục thông thường. Quá trình này cũng phải mất một thời gian nhất định, không thể lập tức có thể chi trả hay đánh giá để bồi thường được.
Tuy nhiên, theo luật sư Đức, với sự thúc giục của Bộ Tài chính cũng như yêu cầu thực tế thì các công ty bảo hiểm sẽ đẩy nhanh tiến độ, trước kia có thể 5-10 ngày thì bây giờ có thể chỉ cần 1-2 ngày xử lý, bảo đảm quyền lợi cho người mua bảo hiểm./.
Theo Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển
Đọc thêm
Tin liên quan
Bài mới
Dự án Usilk City - một trong những dự án nổi bật của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long, được khởi công từ năm 2008 với kỳ vọng biến nơi đây thành một khu đô thị sầm uất tại quận Hà Đông. Thế nhưng sau 16 năm, dự án trở thành một khu vực hoang vắng, nơi những tòa nhà cao tầng chỉ còn là di sản của những kế hoạch chưa thành hình.