57 dự án vào "tầm ngắm" cần xử lý chống lãng phí
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết, trong quá trình rà soát, đã phát hiện 57 dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau cần được xử lý để ngăn chặn tình trạng lãng phí trong thời gian tới.
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 191, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (thay thế Quy định số 32/2021). Đồng thời, Quyết định số 192 cũng được ban hành nhằm kiện toàn Ban Chỉ đạo này.
Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực diễn ra vào chiều 30/10, ông Đặng Văn Dũng - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Quy định số 191 đã bổ sung cho Ban Chỉ đạo một nhiệm vụ quan trọng là phòng, chống lãng phí, đặc biệt là trong quản lý và sử dụng tài chính công cùng tài sản công.
Theo ông Đặng Văn Dũng, việc kịp thời cập nhật chức năng và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong công tác phòng, chống lãng phí đã được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá là "rất đúng, rất trúng và mong chờ có sự chuyển biến mạnh mẽ về vấn đề này trong thời gian tới".
Ông Đặng Văn Dũng cho biết, trong cuộc họp, Tổng Bí thư đã nhấn mạnh rằng lãng phí là một vấn đề lớn với phạm vi rộng và thiệt hại do lãng phí còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tham nhũng và tiêu cực. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp liên quan, nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Tổng Bí thư cũng lưu ý cần nhận diện và chỉ rõ các hành vi, biểu hiện của lãng phí, cũng như trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ và đảng viên, đặc biệt là những người đứng đầu trong công tác phòng, chống lãng phí.
Cùng với đó, ông yêu cầu rà soát và xử lý nghiêm những vụ việc lãng phí lớn đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, xác định rõ trách nhiệm và xử lý các tổ chức, cá nhân có liên quan. "Tổng Bí thư yêu cầu dứt khoát phải có địa chỉ chịu trách nhiệm, vì đây là tài sản của Nhà nước, là tiền của nhân dân", ông Dũng nhấn mạnh.
Tiến hành rà soát 2 bệnh viện và dự án chống ngập tại TP.HCM
Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông thông tin, hiện có 9 dự án trong lĩnh vực xây dựng; 22 dự án trong lĩnh vực điện lực, công nghiệp than khoáng sản; 15 dự án trong lĩnh vực giao thông; 7 dự án trong lĩnh vực giáo dục văn hóa thể thao du lịch; 4 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp là những dự án cần được quan tâm về vấn đề lãng phí, tập trung chỉ đạo.
Theo ông Nguyễn Hữu Đông, Tổng Bí thư đã kết luận, trước mắt tập trung rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.
Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam, dự án chống ngập do triều cường ở TP.HCM và các dự án năng lượng tái tạo đã hoàn thành nhưng chưa được vận hành kết nối... tất cả đều cần sớm được xem xét kỹ càng.
Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông nhấn mạnh: "Những dự án này cần phải được đặt mốc thời gian cụ thể để đưa vào hoạt động, đảm bảo hiệu quả, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân".
Ông Đông cũng cho rằng sự lãng phí không chỉ nằm trong đầu tư công mà còn ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là thời gian. Nếu không giám sát chặt chẽ tiến độ, những công trình này sẽ mãi là "tài sản đóng băng" không thể đưa vào sử dụng.
"Phải dám nghĩ, dám làm, chứ cán bộ, công chức vô cảm, thờ ơ, sợ trách nhiệm, không dám làm thì lãng phí cả thời gian và nguồn nhân lực", lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương nói và cho biết, hiện chi thường xuyên chiếm 70%, cố gắng giảm xuống còn 50% thì mới có nguồn lực đầu tư các công trình phục vụ nhân dân.
Muốn thực hiện được điều đó, lãnh đạo Ban Nội chính nhấn mạnh cần tiếp tục tinh giản bộ máy và tối ưu biên chế./.
Cuối năm 2014, cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại TP. Phủ Lý, Hà Nam được khởi công xây dựng và kỳ vọng sẽ trở thành hai bệnh viện hiện đại lớn nhất từ trước đến nay được xây dựng. Đây cũng là lần đầu tiên nước ta có bệnh viện được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngày 21/10/2018, khu khám bệnh của cả hai cơ sở này đã chính thức được khánh thành. Tuy nhiên, sau đó chỉ có khu khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai được đưa vào sử dụng một thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2020 rồi thông báo tạm thời dừng hoạt động. Còn Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 chỉ dừng lại ở cắt băng khánh thành và chưa từng tiếp nhận bệnh nhân. Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai có quy mô bệnh viện 1.000 giường, tổng 118.941m2 sàn. Tổng mức đầu tư 4.990 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước 4.500 tỷ và nguồn khác. Cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức có quy mô bệnh viện 1.000 giường, tổng 117.714m2 sàn. Tổng mức đầu tư 4.968 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước 4.500 tỷ đồng và nguồn khác. Theo báo cáo tổng kết công tác y tế trong năm 2023, Bộ Y tế đã phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết ngày 31/12/2024 và chỉ đạo chủ đầu tư làm việc với các nhà thầu để tiếp tục thi công hoàn thành công trình. |
Đọc thêm
UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định số 100 quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa.
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, giá bán chung cư trong quý III tiếp tục leo thang, đặc biệt ở một số khu vực tăng cục bộ từ 35% đến 40% tùy vị trí so với quý trước.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa bổ sung 5 dự án nhà ở mới đủ điều kiện kinh doanh trong năm 2024, tính đến ngày 24/10/2024. Các dự án này chủ yếu nằm tại các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và các huyện Gia Lâm, Đông Anh.
Tin liên quan
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang gặp khó khăn khi sức cầu chung dự kiến vẫn duy trì ở mức thấp, với xu hướng giảm tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2024. Mặc dù mặt bằng giá sơ cấp ổn định, nhưng khả năng xảy ra những biến động đáng kể trong ngắn hạn dường như rất hạn chế.
TP.HCM vừa ban hành chính sách hỗ trợ đặc biệt, với mức hỗ trợ lên đến 90 triệu đồng, nhằm giúp các hộ nghèo và cận nghèo tại các khu vực nông thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu có cơ hội mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.