Ở giai đoạn đầu, đường sắt tốc độ cao chở khách tốc độ 320km/h, chở hàng 120km/h
Bộ Giao thông Vận tải đã gửi văn bản giải trình tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Dự án này dự kiến sẽ vận hành tàu chở khách với tốc độ lên tới 320 km/h và tàu chở hàng đạt 120 km/h.
Bộ Giao thông vận tải cho biết như vậy trong giải trình tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sau khi hội đồng có thông báo kết luận phiên họp lần thứ 2 (ngày 14/10).
Tiêu chuẩn của đường sắt tốc độ cao sẽ xác định trong nghiên cứu khả thi
Bộ Giao thông vận tải cho biết trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tuyến đường sắt được thiết kế với tốc độ tối đa cho tàu khách là 350 km/h và tàu hàng là 160 km/h.
Theo kinh nghiệm quốc tế, các tuyến đường sắt mới thường khai thác với tốc độ khoảng 90% tốc độ thiết kế, do đó, trong giai đoạn đầu, dự kiến tàu khách sẽ chạy tối đa 320 km/h và tàu hàng 120 km/h.
Trong quá trình vận hành, việc nâng tốc độ khai thác sẽ được xem xét và thử nghiệm định kỳ.
Để đảm bảo vận hành an toàn với tốc độ nêu trên, tư vấn đã đề xuất bán kính đường cong 6.500m và áp dụng tiêu chuẩn siêu cao theo tiêu chuẩn châu Âu DIN EN 13803:2017 (TCVN 13342:2012), đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cho tuyến đường.
"Tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định, trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ sẽ chỉ đạo tư vấn tiếp tục tính toán cụ thể để bảo đảm an toàn trong vận hành khai thác", Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi có tham khảo hệ thống tiêu chuẩn châu Âu, đã áp dụng mô hình dự báo nhu cầu vận tải 4 bước, là mô hình hiện đại, đang được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Mô hình này dựa trên cơ sở số liệu điều tra điểm đi, điểm đến của hành khách; các chủng loại hàng hóa; lợi thế, chi phí vận tải của từng phương thức; cập nhật quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh để dự báo tổng nhu cầu vận tải và phân bổ cho các phương thức trên hành lang.
Kết quả dự báo nhu cầu vận tải bằng đường sắt trên hành lang Bắc Nam như sau: Nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường sắt đến 2050 khoảng 18,2 triệu tấn/năm; Nhu cầu vận tải hành khách bằng đường sắt đến năm 2050 khoảng 119,4 triệu khách/năm.
Nghiên cứu vị trí đặt ga Nam Định
Theo Bộ Giao thông Vận tải, về hướng tuyến đường sắt tốc độ cao được tư vấn nghiên cứu, lựa chọn "ngắn nhất có thể" và đáp ứng các nguyên tắc phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, các quy hoạch của địa phương; đáp ứng các yêu cầu về điểm khống chế; chiều dài tuyến giữa các ga ngắn nhất; đáp ứng yêu cầu kỹ thuật (độ dốc tối đa, bán kính đường cong nằm), tạo êm thuận cho hành khách; phù hợp với điều kiện địa hình khu vực tuyến đi qua; hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các khu di tích, danh lam thắng cảnh, đất quốc phòng; hạn chế khối lượng giải phóng mặt bằng, tránh các khu vực tập trung đông dân cư, giảm thiểu ảnh hưởng đến các công trình hiện hữu; bảo đảm liên kết hành lang Đông - Tây, các tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Năm 2018, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với tư vấn quốc tế để xây dựng 3 phương án hướng tuyến, nhằm phân tích, đánh giá và thống nhất với các địa phương.
Dựa trên những phân tích đó, phương án được lựa chọn đã nhận được sự đồng thuận từ 20/20 tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua, với nguyên tắc là giữ hướng đi thẳng nhất có thể.
Bộ Giao thông vận tải đã gửi văn bản lấy ý kiến và tổ chức họp với UBND các tỉnh, thành, kết quả cho thấy 18/20 địa phương đồng ý giữ nguyên hướng tuyến như trong báo cáo, trong khi 2 địa phương đề xuất điều chỉnh một số vị trí.
"Chủ đầu tư đã chỉ đạo tư vấn tiếp thu để hoàn thiện hồ sơ dự án. Kết quả sau rà soát chiều dài toàn tuyến giảm từ 1.545km xuống còn 1.541km", Bộ Giao thông vận tải thông tin.
Về vị trí ga hàng hóa tại khu vực Hà Nội, tiếp thu kiến nghị của UBND TP. Hà Nội, sẽ chuyển ga hàng hóa tại khu vực Ngọc Hồi về Thường Tín.
"Tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định, trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo chủ đầu tư, tư vấn tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga (nếu có), nhất là các vị trí có lợi thế kết nối với các đầu mối giao thông lớn, các khu kinh tế, trong đó có đoạn tuyến qua tỉnh Nam Định", Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh./.
Đọc thêm
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với tổng chiều dài khoảng 1.541 km. Dự án được thiết kế đường đôi, khổ 1.435 mm và sử dụng công nghệ điện khí hóa. Với tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD, dự án dự kiến được hoàn thành vào năm 2035.
Việc triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được ưu tiên với 2 đoạn chính: Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM. Theo ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban QLDA Đường sắt, "mấu chốt" để đảm bảo tiến độ dự án là giải phóng mặt bằng.
Hoàn thiện đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM trước 10/10; TP.HCM báo cáo Quốc hội phương án gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (2/10).
Tin liên quan
Việc triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được ưu tiên với 2 đoạn chính: Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM. Theo ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban QLDA Đường sắt, "mấu chốt" để đảm bảo tiến độ dự án là giải phóng mặt bằng.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với tổng chiều dài khoảng 1.541 km. Dự án được thiết kế đường đôi, khổ 1.435 mm và sử dụng công nghệ điện khí hóa. Với tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD, dự án dự kiến được hoàn thành vào năm 2035.
Bài mới
Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng đầu năm 2024, phân khúc bất động sản hạng sang chiếm khoảng 25% nguồn cung mới và đạt tỷ lệ hấp thụ ấn tượng 64%. Nhiều khách hàng thậm chí phải tranh nhau trả thêm tiền chênh lệch để sở hữu các sản phẩm giới hạn hoặc vị trí "vàng" trong dự án.
Được vinh danh "Dự án đáng sống 2024" ngay sau khi khánh thành giai đoạn 1 không chỉ là dấu mốc quan trọng của dự án Khu dân cư Phước Thọ (Vĩnh Long), mà còn ghi dấu ấn của T&T Group khi 3 năm liên tiếp các dự án của Tập đoàn đều góp mặt trong giải thưởng danh giá, thực chất, hiệu quả và xác đáng này.