Điểm tin BĐS - tài chính 2/10: Hoàn thiện đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM trước 10/10
Hoàn thiện đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM trước 10/10; TP.HCM báo cáo Quốc hội phương án gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (2/10).
Bài viết này thuộc series Điểm tin BĐS - tài chính
Những thông tin nóng nhất về bất động sản và tài chính được cập nhật sớm nhất trên Home Today vào 6h sáng mỗi ngày cho các doanh nhân, doanh nghiệp, những nhà đầu tư thông thái.
Hoàn thiện đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM trước 10/10
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận phiên họp thứ 3 của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội và TP.HCM.
Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tổng hợp, hoàn thiện Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035 trình Thường trực Chính phủ trước ngày 10/10.
TP.HCM báo cáo Quốc hội phương án gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
UBND TP.HCM vừa có báo cáo Ủy ban Kinh tế Quốc hội phương án giải quyết vướng mắc trong thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1 - gọi tắt là dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng).
Dự án đang gặp 3 khó khăn, vướng mắc:
Một là, không có nguồn vốn để hoàn thành công trình.
Hai là, chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện đối với dự án đang trong quá trình triển khai có sự thay đổi.
Ba là, chưa có cơ sở thanh toán hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Nha Trang cần 2.000 lô đất bố trí tái định cư cho 109 dự án
UBND TP. Nha Trang đã có báo cáo gửi đoàn giám sát của HĐND tỉnh Khánh Hòa liên quan đến lịch giám sát chuyên đề tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn thành phố.
Theo UBND TP Nha Trang, hiện quỹ đất bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố còn thiếu. Địa phương đang triển khai 109 dự án nhà nước thu hồi đất, theo đó thành phố cần khoảng 2.000 lô đất để bố trí tái định cư.
Chủ tịch TP.HCM đề nghị gỡ vướng dự án Lotte Eco Smart City
Chiều 1/10, UBND TP.HCM tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 9/2024 về kinh tế - xã hội.
Đáng chú ý, theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM, dự án Lotte Eco Smart City có thể giúp TP thu hơn 15.000 tỷ đồng khi được gỡ vướng, tạo điều kiện cho dự án tiếp theo cũng trị giá hàng chục nghìn tỷ.
Những dự án bất động sản gặp vướng mắc chủ yếu ở các vấn đề về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, thủ tục môi trường... Chủ tịch Mãi yêu cầu các sở, ban, ngành tổng hợp các vướng mắc trên và báo cáo lại trước ngày 10/10.
Hà Nội chuẩn bị thu hồi đất mở rộng đường Lĩnh Nam
Ông Vũ Tuấn Đạt - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị này đang phối hợp với các bên liên quan hoàn tất các thủ tục để khởi động lại Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam.
Trong tháng 10, chính quyền địa phương sẽ lập hồ sơ và phê duyệt giá đất cụ thể phục vụ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Theo dự kiến, để triển khai dự án, quận Hoàng Mai sẽ tiến hành thu hồi, giải phóng mặt bằng 98.300m2 đất, liên quan đến 829 hộ và 19 tổ chức thuộc 4 phường, gồm: Mai Động, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam và Trần Phú.
Keppel sẽ thoái 70% vốn tại Saigon Sports City
Tập đoàn Keppel (Singapore) vừa thông báo, công ty con Jencity sẽ thoái 70% vốn tại Saigon Sports City - đơn vị nắm quyền phát triển dự án 64ha tại TP.HCM.
Cụ thể, Jencity thoái 35% vốn điều lệ Saigon Sports City cho Công ty TNHH HTV Đại Phước (trụ sở tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai), chia làm 2 đợt, lần lượt là 5% và 30%.
Jencity cũng sẽ bán 35% vốn điều lệ Saigon Sports City cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Vinobly (trụ sở tại Vinhomes Grand Park, TP.HCM).
Còn lại, Jencity nắm giữ 30% vốn điều lệ Saigon Sports City./.
Đọc thêm
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với tổng chiều dài khoảng 1.541 km. Dự án được thiết kế đường đôi, khổ 1.435 mm và sử dụng công nghệ điện khí hóa. Với tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD, dự án dự kiến được hoàn thành vào năm 2035.
UBND TP. Hà Nội đã có quyết định phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây (khu đô thị Starlake), tỷ lệ 1/500 tại lô đất B1-CC1-2.
Tin liên quan
Chiều ngày 22/9, tại Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư, tỉnh Bắc Ninh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Biên bản ghi nhớ cho 18 dự án lớn với tổng vốn đầu tư hơn 5,6 tỷ USD.
Dự án Khu đô thị mới G19 tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội đã được gia hạn thời gian đăng ký đầu tư đến ngày 3/10 vì chỉ có một đơn vị đáp ứng sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm.
Khu vực phía Tây Hà Nội và hai bên Đại lộ Thăng Long thường xuyên ngập lụt mỗi khi trời mưa nhưng giá bất động sản tại đây vẫn được quan tâm và không ngừng leo thang.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.