HoREA: Giá bình quân căn hộ cao cấp tại TP.HCM chạm ngưỡng 9,39 tỷ đồng
Báo cáo từ HoREA cho thấy, giá bán trung bình của hơn 1.600 căn hộ cao cấp tại TP.HCM trong 11 tháng đầu năm 2024 đã đạt 9,39 tỷ đồng mỗi căn. Trong khi đó, nguồn cung trên thị trường tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng, với phân khúc nhà ở cao cấp áp đảo và nhà ở bình dân ngày càng khan hiếm.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết mức giá trung bình 9,39 tỷ đồng/căn chỉ là "mức giá sơ cấp", do chủ đầu tư đăng ký với Sở Xây dựng khi lập dự án. Thực tế, giá bán trên thị trường có thể còn cao hơn.
Theo HoREA, giá nhà liên tục tăng trong những năm qua chủ yếu do nguồn cung dự án thương mại hạn chế, dẫn đến tình trạng khan hiếm theo quy luật cung - cầu. Giai đoạn 2015-2023, giá căn hộ chung cư đã tăng khoảng 15-20% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm 15-20% trong năm 2025 khi áp dụng "Bảng giá đất điều chỉnh" năm 2024.
Dữ liệu từ Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2024, thành phố chỉ có 12 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội.
Con số này chỉ bằng 1/5 so với thời điểm trước đại dịch COVID-19. Ngoài ra, không có dự án nào được giao đất hoặc cấp giấy phép xây dựng, ngoại trừ 2 dự án thương mại, và cũng không có dự án nào được chuyển nhượng (M&A).
Sự tắc nghẽn về cơ chế chính sách, cấp phép dự án và xác định giá đất đã khiến số lượng dự án và căn hộ thương mại đủ điều kiện huy động vốn giảm xuống mức thấp nhất từ năm 2020 đến nay. Trong 11 tháng qua, chỉ có 4 dự án với tổng cộng 1.611 căn hộ được phép huy động vốn, toàn bộ đều thuộc phân khúc cao cấp, giảm đến 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà ở cao cấp chiếm 100% nguồn cung trên thị trường TP.HCM, trong khi không còn bất kỳ dự án nào thuộc phân khúc trung cấp hay bình dân. Tình trạng này khiến cơ cấu sản phẩm nhà ở trở nên mất cân đối nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu của người có thu nhập trung bình và thấp, tiềm ẩn nguy cơ phát triển bất ổn.
HoREA cảnh báo, kể từ năm 2020, "mô hình kim tự tháp nhà ở" tại TP.HCM đã bị đảo ngược, với nhà ở bình dân gần như biến mất. Năm 2020, phân khúc bình dân chiếm 1% nguồn cung, nhưng từ đó đến nay không còn xuất hiện.
Trong khi đó, nhà ở cao cấp đã tăng tỷ lệ từ 70,6% năm 2020 lên 100% vào năm 2024. Xu hướng này cũng đang diễn ra tại các đô thị lớn khác, mặc dù nhu cầu nhà ở giá rẻ vẫn rất cao.
"Đây là lần đầu tiên phân khúc nhà ở cao cấp chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bất động sản thành phố. Trên thị trường không còn nguồn cung nhà ở trung cấp, nhà ở bình dân mới có giá vừa túi tiền trong các dự án nhà ở thương mại càng làm cho cơ cấu sản phẩm nhà ở trên thị trường bất động sản thành phố thêm 'méo mó', chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của đông đảo người có thu nhập trung bình, người thu nhập thấp đô thị và thị trường phát triển thiếu bền vững, thiếu an toàn và chưa lành mạnh", HoREA nhận định.
Bên cạnh đó, HoREA cũng cảnh báo về tình trạng 86 dự án nhà ở thương mại "tồn kho" với tổng quy mô lên đến 964,38ha, gây lãng phí lớn về nguồn lực đất đai.
HoREA dự báo thị trường bất động sản TP.HCM năm 2025 sẽ tiếp tục phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp.
Do đó, hiệp hội đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững, trong đó có việc sớm ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật, tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án và tái cấu trúc thị trường nhà ở./.
Đọc thêm
Mới được mở bán trở lại sau một tháng tạm dừng, loạt biệt thự cao cấp của Kita Invest tại dự án Kita Capital ở Khu đô thị Ciputra (Tây Hồ, Hà Nội) đã khiến thị trường bất động sản dậy sóng với mức giá tăng mạnh từ 60-125 triệu đồng/m². Đặc biệt, các căn biệt thự sở hữu “view” đối diện hai khu nghĩa trang Phú Thượng và Nhật Tân vẫn thu hút sự chú ý không nhỏ.
Tin vui cho người tìm kiếm nhà ở giá rẻ tại Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, với hơn 460 căn hộ vừa chính thức khởi công. Cùng với dự án tại khu đô thị Hạ Đình và quận Long Biên đã được cấp phép, thị trường nhà ở xã hội Hà Nội sắp đón nhận nguồn cung hơn 1.500 căn hộ trong thời gian tới.
Đó là nhận định của TS. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế tại Tại tọa đàm "Cơ hội mới từ thành phố Cảng thịnh vượng" diễn ra mới đây.
Tin liên quan
Việc ban hành các luật mới liên quan đến bất động sản đã giúp TP.HCM "cởi trói" nhiều điểm nghẽn, giải quyết các vướng mắc pháp lý và cấp sổ hồng cho hơn 43.000 căn hộ. Dự kiến, trong năm 2025, thành phố sẽ hoàn tất việc cấp sổ hồng cho 38.000 căn hộ còn lại.
Tháng 11/2024 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh vùng ven. Giao dịch chung cư tăng vọt, nguồn cung dồi dào, đặc biệt là phân khúc cao cấp.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra đề xuất các cơ chế và giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng từ 69.700 - 93.000 căn nhà ở xã hội tại TP.HCM trước năm 2030.
Bài mới
Thị trường bất động sản năm 2025 dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng giá từ 7-10% so với năm 2024, trong bối cảnh mặt bằng giá đã đạt ngưỡng cao. Báo cáo mới nhất từ Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, phân khúc căn hộ giá 50 triệu đồng/m2 vẫn sẽ dẫn dắt thị trường, khi nguồn cung nhà ở tiếp tục tăng trưởng trong ngắn hạn.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thanh Hà chỉ đạt 13,8%, thấp hơn nhiều so với quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đề xuất tăng diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở cho người dân trong giai đoạn 2021-2025.