Vì sao khu "đất vàng" gần 10.000 m² tại Đà Nẵng được đấu giá 2 lần nhưng vẫn ế?
Khu đất được đưa ra đấu giá theo hình thức thanh toán tiền thuê một lần cho toàn bộ thời gian, với mức giá khởi điểm khoảng 1.336 tỷ đồng.
Bài viết này thuộc series Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá hàng ngày
Thông tin mới nhất về mở bán nhà, dự án bất động sản, đấu giá đất, đấu thầu ở Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh và các thành phố, địa phương trên cả nước.
Tháng 1/2024, UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt giá khởi điểm cho khu đất ký hiệu A1-2-1, tọa lạc trên trục đường nối từ cầu Sông Hàn ra biển, chạy dọc theo đường Phạm Văn Đồng.
Khu đất được đấu giá với hình thức thanh toán tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian, mức giá khởi điểm khoảng 1.336 tỷ đồng.
Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đã tổ chức hai phiên đấu giá nhưng đều không thành công, do không có người tham gia.
Khu đất này có vị trí đắc địa với phía Bắc giáp đường An Đồn 2, phía Tây giáp đường Ngô Quyền, phía Đông giáp đường Hoàng Đức Lương và tuyến đường đi bộ, trong khi phía Nam giáp đường Phạm Văn Đồng.
Diện tích của khu đất gần 10.000 m², với giá khởi điểm hơn 137 triệu đồng/m² và thời gian sử dụng đất là 50 năm.
TP. Đà Nẵng đã hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.
Khu đất được quy hoạch để xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê, với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách.
Các cá nhân và tổ chức tham gia đấu giá phải đặt cọc trước 20% giá trị thửa đất.
Ngoài ra, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất cho 13 khu đất khác.
Trong số này, có 4 khu đất được đấu giá theo hình thức thanh toán tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê, với tổng giá trị khoảng 59,5 tỷ đồng.
9 khu đất còn lại được đấu giá theo hình thức trả tiền thuê hàng năm, với tổng giá trị khoảng 7,8 tỷ đồng/năm.
Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố đã đấu giá thành công 4 khu đất. 6 khu đất khác chưa đủ điều kiện để tổ chức đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và 3 khu còn lại đang được thành phố xem xét điều chỉnh để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định.
TP. Đà Nẵng từng vinh dự lọt vào TOP 10 địa điểm đáng sống nhất thế giới, nhờ các chỉ số về hạ tầng và môi trường. Thành phố cũng đứng thứ 2 trong danh sách 11 điểm đến tốt nhất châu Á do Tạp chí Condé Nast bình chọn. Từ một thành phố "5 không" (không điện, không nước sạch, không nhà vệ sinh, không giấy khai sinh cho trẻ em và không được đi học), Đà Nẵng đã trải qua "cú lột xác" ngoạn mục, vươn lên trở thành một trong những điểm đến đáng sống và đáng đến nhất trong khu vực. |
Đọc thêm
Tin liên quan
Bài mới
Ngày 8/10, tại buổi họp báo thị trường bất động sản Hà Nội quý III/2024, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Việt Nam công bố thông tin nổi bật: Hà Nội sẽ chấm dứt tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở kéo dài 4 năm qua. Dự kiến, lượng căn hộ chung cư năm 2024 đạt gần 30.000 căn, nhưng giá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng do nhu cầu thị trường cao.
Sau khi khởi kiện bất thành, BIDV đã quyết định đấu giá khoản nợ xấu trị giá hơn 5.700 tỷ đồng, được thế chấp bằng Dự án Kenton Node Hotel Complex - một dự án bất động sản đình đám tại TP.HCM. Dự án này từng được kỳ vọng là “thiên đường nhiệt đới” của khu Nam Sài Gòn nhưng hiện đang chìm trong khó khăn tài chính.
Trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, không chỉ các doanh nghiệp đang đối mặt với viễn cảnh ảm đạm, các nhà đầu tư cá nhân cũng trong trạng thái tương tự. Tuy nhiên, họ dùng cách thức khác. Một trong những cách đơn giản nhất, đó là “thoát hàng”, nhưng hy vọng ở thời điểm hiện tại gần như bằng 0.