Saigontel: Tồn kho tăng, “bơm” mạnh tiền vào đầu tư chứng khoán cùng áp lực trả nợ
Hết quý II/2024, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel - HoSE: SGT) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng mạnh chủ yếu từ hoạt động tài chính.
Có gì sau khoản nợ phình to đột biến 55% của Kinh Bắc?
Saigontel có trụ sở chính tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM. Lĩnh vực kinh doanh là kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 của doanh nghiệp cho thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận 251 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ.
Ngược lại, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đột biến 7 lần lên 43,1 tỷ đồng. Dù giá vốn hàng bán giảm 30% so với quý II/2023, SGT vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 22% còn 13,3 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Saigontel cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm hơn so với nửa đầu năm ngoái: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 25% xuống còn 360 tỷ đồng, đưa về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 18,6 tỷ đồng (giảm 16%). Điều khả quan nhất với Viễn thông Sài Gòn tiếp tục nằm ở doanh thu hoạt động tài chính khi tăng từ 12,3 tỷ đồng lên 46,2 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong bảng kết quả kinh doanh của SGT, chi phí tài chính nếu tính chỉ quý II/2024 và cả nửa đầu năm nay đều ghi nhận mức tăng. Điều này phần nào được lý giải bởi công ty đang ghi nhận tổng nợ phải trả đến hết ngày 30/6/2024 là 5.208 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm.
Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ghi nhận 3.624 tỷ đồng - chiếm 70% tổng số nợ của doanh nghiệp. So sánh với hồi đầu năm, tổng nợ vay tài chính là 3.373 tỷ đồng, chiếm 65% tổng số nợ. Như vậy chỉ trong nửa năm, tỷ lệ nợ vay tài chính của Viễn thông Sài Gòn trên tổng số nợ đã tăng lên 5%.
Hết quý II vừa qua, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu Saigontel ghi nhận 2,6 lần. Trong tổng tài sản 7.190 tỷ đồng, tiền và các khoản tương đương tiền của SGT ghi nhận 78 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng gấp 5 lần lên 467 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào chứng khoán kinh doanh được chi thêm 300 tỷ đồng.
Hàng tồn kho tăng thêm 246 tỷ đồng lên 2.958 tỷ đồng, chiếm 41% tổng tài sản. Khoản này bao gồm chi phí dự án Cụm công nghiệp Tân Phú 1, chi phí dự án Cụm công nghiệp Tân Phú 2, Dự án Khu công nghiệp Nam Tân Lập… Giá trị hàng tồn kho dùng để thế chấp, cầm cố bảo đảm các khoản nợ phải trả tại thời điểm cuối kỳ là 1.359 tỷ đồng.
Trong đó, giá trị dự án KCN Đại Đồng Hoàn Sơn 2 là 575 tỷ đồng, dự án CCN Tân Phú 1,2 là 701 tỷ đồng, dự án CCN Lương Sơn là 83 tỷ đồng được dùng làm tài sản thế chấp nhằm đảm bảo cho khoản vay của Ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Bắc Ninh.
Chi phí lãi vay được vốn hóa đến ngày 30/6/2024 vào Dự án xây dựng dở dang KCN Đại Đồng Hoàn Sơn 2 là hơn 63 tỷ đồng, dự án CCN Tân Phú 1 là 41 tỷ đồng, dự án CCN Tân Phú 2 là 30 tỷ đồng và Dự án CCN Lương Sơn là 441 triệu đồng.
Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, Saigontel ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 264 tỷ đồng, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 9 tỷ đồng; trong đó, lưu chuyển tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác âm 354 tỷ đồng.
Được biết, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn là một trong những công ty liên kết với Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC). Qua báo cáo tài chính quý II/2024 của KBC, Kinh Bắc vẫn còn khoản phải thu đối với SGT số tiền 626 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6 vừa qua, Kinh Bắc ghi nhận lỗ gần 5 tỷ đồng trong quý II từ công ty liên kết. Lũy kế nửa đầu năm 2024, KBC lỗ 11,5 tỷ đồng.
Cả SGT lẫn KBC đều có Chủ tịch HĐQT là ông Đặng Thành Tâm.
Đọc thêm
Không ít dự án thuộc hàng tồn kho của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HoSE: KBC) đang được doanh nghiệp này thế chấp vay ngân hàng trong bối cảnh nợ phải trả tăng tới 55% theo báo cáo tài chính quý II/2024.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh được thành lập vào tháng 7/2005. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Những phiên đấu giá đất gần đây tại huyện Hoài Đức hay Thanh Oai (TP. Hà Nội) đã phá vỡ mọi kỷ lục với mức giá "vô tiền khoáng hậu". Sự bùng nổ này không chỉ khuấy động thị trường bất động sản mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tác động lâu dài đối với sự phát triển đô thị và môi trường đầu tư.
Tin liên quan
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh được thành lập vào tháng 7/2005. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Với độ sâu 662 mét, dài 626 mét và rộng 537 mét, đây là một trong những điểm tham quan thiên nhiên ấn tượng nhất trên Trái đất.
Mức chi cho hoạt động đấu giá đất như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về mức chi trong bài viết dưới đây của Hometoday.