Có gì sau khoản nợ phình to đột biến 55% của Kinh Bắc?
Không ít dự án thuộc hàng tồn kho của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HoSE: KBC) đang được doanh nghiệp này thế chấp vay ngân hàng trong bối cảnh nợ phải trả tăng tới 55% theo báo cáo tài chính quý II/2024.
Qua báo cáo tài chính quý II/2024 của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HoSE: KBC), doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận ảm đạm so với năm trước.
Kết quả này phần nào lý giải về việc hàng tồn kho của công ty ghi nhận 12.887 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm và chiếm 30% tổng tài sản và chủ yếu tập trung tại dự án Khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát (8.311 tỷ đồng), Khu đô thị Phúc Ninh (1.117 tỷ đồng), Khu công nghiệp và dân cư Tân Phú Trung (1.002 tỷ đồng), Nhà ở xã hội thị trấn Nếnh (754 tỷ đồng), Khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh (656 tỷ đồng).
Một số dự án khác thuộc tồn kho của KBC có thể kể đến như Dự án Cụm công nghiệp Đặng Lễ, Dự án Khu đô thị Tràng Duệ, Dự án Khu đô thị Tràng Duệ, Dự án Cụm công nghiệp Kim Động, Dự án Nhà ở xã hội Tràng Duệ…
Nhiều dự án trong số hàng tồn kho này đang được Kinh Bắc vay thế chấp để vay tiền ngân hàng. Đơn cử, tại dự án Nhà ở xã hội Nếnh (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), công ty đã thế chấp 1.447 căn hộ có giá trị định giá 700 tỷ đồng để vay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (chi nhánh Bắc Ninh) 69,1 tỷ đồng (lãi suất 6,5%/năm).
KBC cũng thế chấp toàn bộ máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, động sản, phương tiện vận tải và máy móc thiết bị khác hình thành trong tương lai phục vụ cho Dự án Nhà máy xử lý nước sạch công suất 19.000 m3 tại khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh và toàn bộ lợi tức, các khoản phải thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị quyền sử dụng đất, tài sản… gắn liền với đất hoặc từ việc đầu tư kinh doanh, khai thác, quản lý, phát triển dự án. Đổi lại, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (chi nhánh Quế Võ) cho Kinh Bắc vay 10 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm.
Với dự án tại Tràng Duệ, Kinh Bắc đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trên đất của các lô đất chưa bán cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong để vay 14 tỷ đồng với lãi suất 10-11,3%/năm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đã thế chấp toàn bộ tài sản liên quan đến dự án Tràng Cát để vay hơn 2.194 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam với lãi suất 12,5-13%/năm.
Ngoài các dự án, Kinh Bắc cũng đang thế chấp cổ phiếu của chính công ty và cổ phiếu của công ty con để vay 1.000 tỷ đồng (lãi suất 10,5%/năm) từ Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
Qua thuyết minh trong báo cáo tài chính, đến hết tháng 6/2024, tổng số tiền vay ngắn hạn và dài hạn đến hạn trả ngân hàng của doanh nghiệp ghi nhận tăng từ 118 tỷ đồng lên 224 tỷ đồng chỉ trong nửa đầu năm nay.
Cần phải nhắc lại, bán niên năm 2024, nợ phải trả của KBC ghi nhận 20.492 tỷ đồng, tăng đột biến 55% so với hồi cuối năm ngoái. Các khoản vay nợ tài chính cũng tăng 34% lên 4.900 tỷ đồng, chiếm 24% tổng số nợ.
Dòng tiền của Kinh Bắc trong hoạt động tài chính ghi nhận tới dương 1.262 tỷ đồng tính từ đầu năm đến 30/6/2024, trái ngược với âm 3.493 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư ghi nhận âm 5.882 tỷ đồng, trong đó, tiền chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác tăng đột biến từ âm 137 tỷ đồng (nửa đầu năm ngoái), trong khi nửa đầu năm nay ghi nhận âm 6.004 tỷ đồng./.
Đọc thêm
Một bài viết rất chi tiết, hữu ích của Luật sư, Ths Phạm Thanh Tuấn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, chuyên gia pháp lý bất động sản.
Mặc dù được nhận định là đã vượt qua giai đoạn suy thoái song tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Ông Trần Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount Real Estate đánh giá về thị trường bất động sản năm 2024.
Tin liên quan
Mặc dù được nhận định là đã vượt qua giai đoạn suy thoái song tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Nhiều người băn khoăn có thể mua nhà trả góp với mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng hay không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, tiết kiệm để mua nhà ở đô thị là khát khao rất lớn của nhiều người trẻ. Dưới đây là 5 bí quyết người trẻ có thể áp dụng để thực hiện ước mơ của mình.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.