Siêu bão là gì? Nguyên nhân hình thành siêu bão
Siêu bão là gì - Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả những cơn bão cường độ mạnh có sức gió mạnh nhất từ cấp 16 trở lên. Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:
Bài viết này thuộc series Bão số 3 - Yagi
Cập nhật những thông tin mới nhất, hậu quả và những bài học đắt giá rút ra từ cơn bão số 3 (Yagi).
Siêu bão là hiện tượng thiên tai có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về cả tài sản lẫn con người, thường ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và khu vực ven biển. Vậy cụ thể, siêu bão là gì, và tại sao lại nguy hiểm đến vậy?
1. Định nghĩa siêu bão là gì?
Theo thông tin từ Trung tâm chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai: "Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão".
Siêu bão là một cấp độ cực đoan của bão nhiệt đới, thường được xác định dựa trên tốc độ gió.
2. Nguyên nhân hình thành siêu bão là gì?
Siêu bão hình thành từ những vùng áp thấp trên đại dương, khi điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cơn bão nhiệt đới. Một số yếu tố quan trọng bao gồm:
- Nhiệt độ nước biển cao: Nước biển ấm giúp cung cấp năng lượng cho cơn bão phát triển mạnh mẽ hơn.
- Áp suất khí quyển thấp: Khi áp suất giảm mạnh, nó tạo điều kiện cho gió và mây tích tụ, hình thành nên bão.
- Lưu thông gió: Các luồng gió xoáy quanh vùng tâm bão, tạo nên sức mạnh cực lớn cho cơn bão.
3. Siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền Việt Nam
Chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan, nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết: Dự báo siêu bão số 3 sẽ đi ngang qua đảo Hải Nam, gặp ma sát địa hình nên cường độ bão sẽ suy yếu 1-2 cấp.
Sau đó, bão đi vào vịnh Bắc Bộ, cường độ có thể mạnh trở lại hoặc cũng có thể bão giữ nguyên cường độ và đi vào đất liền. Nghĩa là ở cả hai kịch bản, khi bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam vẫn còn rất mạnh.
“Trên Biển Đông vẫn thường ghi nhận các cơn siêu bão, vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên bão đổ bộ miền Bắc Việt Nam với cường độ mạnh như vậy là rất hiếm, rất nguy hiểm và chúng ta cần phải khẩn trương triển khai các công tác ứng phó” - bà Lan nhấn mạnh.
Ảnh hưởng của bão số 3 lần này có thể gây mưa rất to tập trung trong thời gian ngắn, cục bộ có nơi đến 700-800mm trở lên, có thể bằng với lượng mưa của cả mùa mưa cộng lại.
Với khu vực miền Trung, cơn bão này chấm dứt nắng nóng ở Bắc Trung Bộ, nhưng kèm theo đó sẽ có các cơn gió giật mạnh, mưa to, lốc xoáy.
Đọc thêm
Trưa nay, gió bão Yagi mạnh nhất lên 201 km/h, cấp 16 siêu bão, vùng ảnh hưởng dự báo từ Ninh Bình đến Quảng Ninh.
Cơ quan khí tượng đã phát tin bão khẩn cấp khi cơn bão số 3 mạnh cấp 15, giật trên cấp 17 đang di chuyển nhanh vào Vịnh Bắc Bộ. Chiều nay 5-9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ chủ trì cuộc họp với các tỉnh, thành triển khai biện pháp ứng phó
Bão số 3 là một trong những cơn bão mạnh nhất đi vào vịnh Bắc Bộ trong 10 năm nay. Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là 5 tỉnh, thành phố được dự báo chịu tác động mạnh nhất của bão.
Tin bão số 3 mới nhất hôm nay (4/9): bão số 3 là cơn bão rất mạnh, sau khi vào Biển Đông có thể tăng 6 cấp, gây sóng cao 7-9m.