Điểm tin BĐS - tài chính 10/10: Tiếp tục di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô
Tiếp tục di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô; Quảng Ninh sắp có thành phố thứ 5 từ ngày 1/11; DIC Corp hoàn tất mua lại 461 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (10/10).
Bài viết này thuộc series Điểm tin BĐS - tài chính
Những thông tin nóng nhất về bất động sản và tài chính được cập nhật sớm nhất trên Home Today vào 6h sáng mỗi ngày cho các doanh nhân, doanh nghiệp, những nhà đầu tư thông thái.
Tiếp tục di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đáng chú ý, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội; có chính sách đủ mạnh đảm bảo đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở trong khu công nghiệp cho người lao động và xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là cho công nhân, người lao động làm việc trong khu công nghiệp...
3 năm tới, giá thuê bất động sản công nghiệp miền Bắc dự kiến tăng 4-8%/năm
Tiêu điểm thị trường bất động sản công nghiệp quý III/2024 của CBRE dự báo, 3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 4-8%/năm ở miền Bắc.
Trong khi đó, giá thuê của nhà kho/nhà xưởng xây sẵn được dự báo sẽ tăng nhẹ từ 1-4%/năm với phân khúc xưởng xây sẵn sẽ có tốc độ tăng giá cao hơn trong 3 năm tới.
Quảng Ninh sắp có thành phố thứ 5 từ ngày 1/11
Bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Quảng Ninh sẽ chính thức có 5 thành phố trực thuộc sau khi thị xã Đông Triều được nâng cấp lên thành phố.
Điều này giúp Quảng Ninh trở thành một trong hai tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất cả nước cùng với Bình Dương.
DIC Corp hoàn tất mua lại 461 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn
Đến đáo hạn trái phiếu ngày 30/9/2024, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG) đã thực hiện tất toán trái phiếu phát hành tháng 9/2021.
Sau mua lại, dư nợ trái phiếu của DIC Corp giảm xuống còn 2.039 tỷ đồng.
Thương vụ chuyển nhượng 11% vốn Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm bất thành
Ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) vừa báo cáo về giao dịch cổ phiếu KBC gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Đáng chú ý, thương vụ chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu KBC, tương đương 11,27% vốn điều lệ Kinh Bắc, do ông Đặng Thành Tâm góp vốn bằng cổ phiếu KBC vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển DTT đã không thành công.
Kết thúc giao dịch, không có bất kỳ cổ phiếu nào được chuyển nhượng. Nguyên do được đưa ra là do chưa hoàn tất thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền.
Saigonres báo lãi tăng vọt nhưng mới chỉ thực hiện được 13,1% kế hoạch năm
Trong quý III/2024, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) ghi nhận doanh thu đạt 57,68 tỷ đồng, tăng 218,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 42,51 tỷ đồng, tăng 127,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 24,6%, lên 78,4%.
Trong năm 2024, Saigonres lên kế hoạch tổng vốn đầu tư 1.645 tỷ đồng, tăng 240,9% so với cùng kỳ, doanh thu dự kiến 628 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến 190 tỷ đồng, tăng 48,1% so với thực hiện trong năm 2023.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024 với lãi trước thuế đạt 24,92 tỷ đồng, Saigonres mới hoàn thành 13,1% so với kế hoạch tham vọng lãi 190 tỷ đồng trong năm 2024.
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh chỉ hàng loạt sai phạm của Công ty Hưng Ngân tại dự án hơn 3.500 tỷ
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa có kết luận về việc thanh tra dự án xây dựng khu đô thị và dịch vụ phía Tây thị trấn Chờ, phân khu A - khu 3 (Kim Đô Policity) hoàn trả vốn đối ứng cho dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp TL286 đoạn từ thị trấn Chờ đến cầu Đò Lo theo hình thức (BT) tại xã Yên Phụ, huyện Yên Phong.
Dự án do CTCP Đầu tư nhà và thương mại Hưng Ngân (Công ty Hưng Ngân) làm nhà đầu tư. Đây là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Hưng Ngân Group của Chủ tịch Nguyễn Đắc Điềm.
Dự án xây dựng này có diện tích là 75ha, tổng vốn đầu tư hơn 3,569 tỷ đồng, tiến độ xây dựng đến năm 2025. Dự án bị thanh tra tỉnh Bắc Ninh chỉ ra nhiều sai phạm về quy hoạch, đầu tư, xây dựng và thu hồi đất.../.
Đọc thêm
Bà Dương Thuỳ Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, một xu hướng ngày càng rõ ràng hơn là sự quan tâm ngày càng tăng của các chủ đầu tư và người mua nhà đến các thị trường lân cận như Bình Dương, Long An với ngày càng nhiều dự án nhà ở được triển khai quanh khu vực giáp ranh giữa các tỉnh với TP.HCM.
Trong làn sóng suy giảm của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, một doanh nghiệp bất ngờ lội ngược dòng với kết quả kinh doanh vượt trội.
Tin liên quan
Giá nhà tăng đột biến thời gian qua đến từ 3 nguyên nhân: Lệch pha cung - cầu, chi phí đầu tư tăng cao và thị trường bất động sản có tình trạng đẩy giá, thổi giá.
Sau thời gian dài chững lại, bất động sản nghỉ dưỡng đang đứng trước cơ hội tái sinh nhờ sự bùng nổ của ngành du lịch và bán lẻ. Dù còn đối mặt nhiều thách thức, các chuyên gia tin rằng phân khúc này sẽ sớm tìm lại vị thế. Liệu đây có phải là thời điểm để bất động sản nghỉ dưỡng trở lại đường đua?
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.