Trận bão lụt năm Thìn: Trước bão Yagi, có 2 trận bão lũ lịch sử từng xảy ra ở nước ta đúng năm Giáp Thìn
Trong lịch sử từng ghi nhận 2 trận bão lớn đổ bộ vào nước ta vào đúng năm Giáp Thìn, gây thiệt hại rất lớn về người và của.
Bài viết này thuộc series Bão số 3 - Yagi
Cập nhật những thông tin mới nhất, hậu quả và những bài học đắt giá rút ra từ cơn bão số 3 (Yagi).
Trận bão lịch sử năm Giáp Thìn 1904
Đúng 120 năm về trước, vào năm Giáp Thìn 1904, một trận bão lớn ập vào Nam Bộ đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, gây thiệt hại lớn về mặt tài sản. Đây cũng chính là trận bão gắn liền với câu nói "Năm Thìn bão lụt".
Tư liệu lịch sử cụ thể về trận bão này không nhiều, chủ yếu thông qua các bài báo thuật lại sau này hoặc qua văn học dân gian.
Trên tờ Nông Cổ Mín Đàm (một trong vài tờ báo tiếng Việt xuất bản sớm ở Sài Gòn), số ra ngày 9/6/1904 có mấy câu thơ: "Thình lình một trận bão thinh không/Nước lụt năm rồng gặp tháng rồng/Giông thổi trốc cây chim khiếp vía/Đất bằng nổi sóng chúng kinh hồn…". Đây có lẽ là tờ báo chữ quốc ngữ đưa tin sớm nhất về trận bão kinh khủng xảy ra vào năm Giáp Thìn 1904.
Cũng theo báo Nông Cổ Mín Đàn, trận bão này xảy ra vào ngày Chủ nhật 1/5/1904 (tức tháng 3 âm lịch). Số báo ra ngày 5/5/1904 và các số tiếp theo có tường thuật lại tình hình thời điểm diễn ra cơn bão như sau: "Trong ngày 16/3, từ 6 giờ ban mai, trời mưa rỉ rả, tục gọi là mưa kéo vải, trời rập chẳng có mặt trời, mưa đến 12 giờ trưa. Gió thổi nặng ngọn, thổi riết đến 2 giờ chiều, thổi cho đến nhà xiêu cột ngả, tàu úp ghe chìm. Tại Sài Gòn me ngả đầy đàng, bên Xóm Chiếu nhà lăn chật đất, nước dâng lụt Nhà Bè, Long Kiểng, trâu bò trôi người vật lao xao".
Nông Cổ Mín Đàm số ra ngày 12/5/1904 tiếp tục có bài miêu tả hậu quả của trận bão như sau: "Tại Sài Gòn, dưới sông, ghe chài và ghe đò chìm chẳng biết bao nhiêu, trên bờ cây ngã chật đàng, cu li làm đàng dọn không xuể... Đèn khí thì đứt hết chạy không đặng đến đổi (đỗi) đô thành đều phải ở thầm, còn những kho tàng, nhà cửa, ghe tàu hư hại ước chừng một vạn hai ngàn chín trăm năm chục đồng bạc".
Tới 40 năm sau, tờ Nam Kỳ Tuần báo của nhà văn Hồ Biểu Chánh, trong số cuối cùng ra ngày 8/6/1944 lại có một bài viết miêu tả về trận bão lịch sử xảy ra vào năm 1904. Theo đó, trận bão đã làm những ngôi nhà lá, nhà cũ quanh vùng Sài Gòn thời bấy giờ phần lớn bị sập hoặc tốc nóc; tàu ghe cũng bị sóng gió đánh ập vào, va vào nhau rồi chìm xuống dòng nước...
Thời đó, dân gian còn truyền miệng những câu thơ kiểu như "Bến Thành nóc chợ cũng bay/ Đèn khí nó ngã nằm ngay cùng đường…" hay "Gặp em đây mới biết em còn/ Hồi năm Thìn bão lụt anh khóc mòn con ngươi"...
Riêng tại Sài Gòn, theo thống kê của nhà chức trách thời đó, cơn bão này đã khiến hơn 3000 người thiệt mạng, thiệt hại về tài sản lên tới 40 triệu đồng (tính theo giá trị bây giờ, con số này lên tới 1000 tỷ đồng).
Cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề nhất ở khu vực Gò Công và vùng phụ cận. Hơn 60% nhà ở khu vực này bị sập, 5000 người chết trôi, 80% gia súc chết trong mưa bão...
Trận lũ lụt năm Giáp Thìn 1964
Nam Bộ vốn là vùng đất lành, hiếm khi có bão lụt nhưng năm Giáp Thìn 1904 đã xảy ra cơn bão kinh hoàng ở vùng Gò Công xưa, dân gian thường gọi là "Năm Thìn bão lụt". Đó là ngày 1/5/1904, tức ngày 16/3 năm Giáp Thìn, tâm bão vào ven biển Gò Công nhưng khu vực tàn phá từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến tận Rạch Giá, Cà Mau.
"Thình lình một trận bão thinh không/ Nước lụt năm rồng gặp tháng rồng/ Giông thổi trốc cây chim khiếp vía/ Đất bằng nổi sóng chúng kinh hồn…". Đó là mấy câu thơ (trích) đăng trên tờ Nông Cổ Mín Đàm, số ra ngày 9/6/1904.
Theo thống kê, có hơn 5.000 người chết; súc vật thì mười phần chết tám và hơn phân nửa nhà dân bị sập.
60 năm sau, vào năm 1964 - năm Giáp Thìn, đồng bào miền Trung phải hứng chịu trận lũ lịch sử, gây thiệt hại thảm khốc cho các tỉnh thành từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định. Nặng nề nhất là Quảng Nam, xác người thiệt mạng và gia súc, gia cầm bị cuốn theo dòng nước về tận vùng biển, ùn ứ lại thành 1 bờ đê.
Tại làng Đông An (xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) là nơi hứng chịu tang thương nhiều nhất khi lũ đã cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, san bằng làng mạc và đớn đau nhất là cuốn đi gần hết người trong làng, tổng cộng 1.481 người chết, chỉ sống sót được 19 người. Thảm họa này được lưu truyền trong dân gian với tên gọi "Đại họa năm Thìn".
Và đúng chu kỳ 60 năm, Giáp Thìn 2024, miền Bắc nước ta đang chuẩn bị đón siêu bão Yagi, cơn bão số 3, mạnh nhất trong 30 năm trở lại đây, sức gió mạnh nhất cấp 16, giật cấp 17. Dự kiến trưa và chiều 7/9 bão sẽ đi vào đất liền khu vực Quảng Ninh - Thái Bình với cường độ cấp 10-12. Miền Bắc sẽ hứng chịu mưa lớn, gió mạnh khi bão số 3 ập vào.
Cơn bão số 3 có cường độ rất mạnh, hoàn lưu rộng nên tuyệt đối không chủ quan. Người dân hãy tránh trú bão ở các ngôi nhà kiên cố, tuyệt đối không ra ngoài trời lúc mưa lớn, gió bão mạnh.
Đọc thêm
Bão số 3 giật cấp 16 đang ở trên vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Mưa rất to, gió rất lớn. Từ trưa đến chiều nay 7-9, nếu không thật sự cần thiết, cấp bách, người dân cần ở trong nhà để đảm bảo an toàn tính mạng.
Bão số 3 - siêu bão Yagi vẫn đang duy trì cấp siêu bão (cấp 16) trên Biển Đông. Các cơ quan khí tượng đánh giá, bão số 3 đang thiết lập nhiều kỷ lục mới cho đến thời điểm này.
BCĐ Quốc gia Phòng chống thiên tai đã khuyến cáo người dân cần chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng trong ít nhất 7 ngày.
Đến đầu giờ sáng mai 7/9, bão số 3 ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc-108,7 độ Kinh Đông; cách Quảng Ninh khoảng 160km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão cấp 13-14, giật cấp 17.