Condotel chờ "hồi sinh": Cái kết nào cho các nhà đầu tư?
Trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, không chỉ các doanh nghiệp đang đối mặt với viễn cảnh ảm đạm, các nhà đầu tư cá nhân cũng trong trạng thái tương tự. Tuy nhiên, họ dùng cách thức khác. Một trong những cách đơn giản nhất, đó là “thoát hàng”, nhưng hy vọng ở thời điểm hiện tại gần như bằng 0.
Bài viết này thuộc series BĐS du lịch còn "ngủ đông" đến bao giờ?
Cùng thảo luận toàn diện về tình trạng "ngủ đông" của hàng loạt dự án du lịch - nghỉ dưỡng qua góc nhìn chuyên gia và cộng đồng.
Không buồn rao bán condotel
Kết quả thăm dò của các đơn vị nghiên cứu cũng đang cho ra những “mẫu số chung” rất u ám của phân khúc condotel trong thời gian qua. Nhiều nhà đầu tư đang vừa rao bán vừa ngóng tín hiệu tích cực của thị trường.
Chia sẻ trên diễn đàn, mạng xã hội bất động sản - kiến trúc - xây dựng của Home Today, một môi giới tên H. cho biết, thị trường bất động sản trong thời gian qua thực sự trầm lắng. Đối với thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là condotel những người khách “ruột” của anh còn gần như không muốn nhắc đến.
“Ngoài quan hệ là môi giới - khách hàng, tôi vẫn giữ mối quan hệ với những khách mà trước đây từng làm việc. Đối với họ, bất động sản nghỉ dưỡng nhìn chung không phải là một kênh đầu tư hấp dẫn nữa, đừng nói đến condotel”, anh nói.
Cũng theo môi giới này, trong phân khúc nhà phố tại Thủ đô có trị giá từ hàng chục tỷ đồng trở lên, thị trường vẫn có thanh khoản. Tuy nhiên, một số khách dù rất muốn gia nhập cuộc chơi này nhưng đành lắc đầu.
“Một vị khách nói với tôi rằng, họ có quan tâm đến nhà đất thổ cư ở Hà Nội, nhưng đang bị chôn vốn ở nhiều nơi. Trong đó có cả condotel. Giờ bán thì lỗ. Cũng may là khách này không vay ngân hàng, nhưng cũng mệt mỏi vì không biết khi nào mới thoát ra được, mà họ giờ cũng không buồn rao bán nữa. Cùng lắm là xác định mất luôn tiền”, anh H. cho hay.
Chia sẻ với báo chí, gần 1 năm qua, anh Đặng Thanh Lâm (Hà Nội) tích cực rao bán 2 căn condotel ở khu vực Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), cắt lỗ gần 500 triệu đồng/căn so với thời điểm mua vào, vì cho thuê ảm đạm, thu không đủ bù chi. Đầu tháng 6/2024, anh bán được 1 căn, còn 1 căn tồn đến nay.
Cả 2 căn condotel trên, theo anh Lâm, được mua vào từ đầu năm 2019 theo dạng “đầu tư 0 đồng”, nghĩa là chủ đầu tư áp dụng chính sách hỗ trợ vay 100% vốn, lãi suất 0% trong 12 tháng đầu, cam kết lợi nhuận 11% năm, ân hạn nợ gốc tối đa 36 tháng, hỗ trợ phí trả nợ trước hạn.
Đủ các hứa hẹn cùng nhiều kỳ vọng nhưng đại dịch Covid-19 ập tới khiến toàn bộ hoạt động kinh doanh của anh Dũng gần như tê liệt trong 2 năm 2021, 2022. Chủ đầu tư viết “tâm thư” hủy cam kết lợi nhuận 11%/năm.
Sau dịch, du lịch phục hồi nhưng tỷ lệ lấp đầy tại cả 2 căn condotel của anh Lâm vô cùng phập phù, bình quân chỉ đạt 15-30%, thu không đủ bù chi, lãi ngân hàng đè nặng sau khi hết hạn ưu đãi. “Mọi chuyện cứ xấu dần đi, đến cuối năm ngoái thì tôi quyết định rao bán cả 2 căn, vừa để trả hơn 3 tỷ đồng tiền vay, vừa để thu hồi vốn”, nhà đầu tư gốc Hà Nội chia sẻ.
Không chỉ ở Đà Nẵng, khó khăn cũng đang bao trùm thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở nhiều địa phương. Điển hình như ở Phú Quốc, sau thời làm mưa làm gió, thị trường rơi vào thế khó, thanh khoản rơi tự do, nhiều nhà đầu tư “mắc cạn” phải rao cắt lỗ.
Theo khảo sát, trên nhiều trang mua bán bất động sản, thông tin rao bán condotel ở nhiều địa phương trên cả nước vẫn xuất hiện tương đối nhiều. Đặc biệt, nhiều bất động sản nghỉ dưỡng như căn hộ khách sạn (condotel) tại các địa phương phát triển mạnh về du lịch như Đà Nẵng, Phú Quốc hiện vẫn được rao bán cắt lỗ từ lên đến tỷ đồng.
Theo báo cáo từ DKRA Group, trong tháng 8/2024, toàn thị trường có 2.180 căn biệt thự nghỉ dưỡng mở bán. Nguồn cung tăng nhẹ so với tháng trước nhưng thấp hơn 5% so với cùng kỳ 2023. Thanh khoản tiếp tục giảm 22% so với tháng 7, với 25 căn được tiêu thụ, tương đương 1% nguồn cung. Những chính sách cam kết thuê, mua lại, hỗ trợ lãi suất... được áp dụng rộng rãi nhưng không mang lại hiệu quả. Giá bán biệt thự sơ cấp (chủ đầu tư mở bán lần đầu) đi ngang, giá thứ cấp (nhà đầu tư bán lại) duy trì tình trạng cắt lỗ từ 10-20%.
Tình trạng khó khăn trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng đã được Bộ Xây dựng chỉ ra trong báo cáo quý II/2024. Trong đó, Bộ nhấn mạnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng để bán vẫn tiếp tục duy trì trạng thái trầm lắng và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Đưa tiền cho chủ đầu tư, có đòi được không?
Cuối tháng 8 vừa rồi, sau khi mua căn hộ tại Dự án Khu du lịch thể thao sinh thái biển Hội An (nay là Citadines Pearl Hội An) do Công ty CP Tri Việt Hội An làm chủ đầu tư, rất nhiều khách hàng không nhận được lợi nhuận như được cam kết.
Cho rằng đã bị lừa, hàng chục người dân đại diện cho hơn 150 khách hàng đã đến Citadines Hội An (thuộc phường Cẩm An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) để đòi quyền lợi.
Một trong những người đại diện cho nhóm khách hàng là ông Hoàng Minh Công (sinh năm 1975, trú TP Hà Nội) cho biết đã ký hợp đồng mua bán biệt thự và căn hộ tại Dự án Khu du lịch thể thao sinh thái biển Hội An từ những năm 2016, 2017 và đã đóng 95% đến 100% giá trị hợp đồng.
Đến năm 2019, khách hàng đã được bàn giao căn hộ và đã ký hợp đồng khai thác, tức cho thuê căn hộ với chủ đầu tư, lợi nhuận 70/30. Nhưng từ đó đến nay, chủ đầu tư mặc nhiên khai thác căn hộ và không trả lợi nhuận. Hơn nữa, khi chủ đầu tư chuyển nhượng dự án và thay đổi công ty vận hành khai thác căn hộ, các khách hàng cũng cũng không hề hay biết.
"Tháng 5/2024, Tri Việt đã ký kết với Công ty Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam và giao cho Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam được quyền thế chấp dự án vay ngân hàng và được quyền bán 12 căn biệt thự cùng các căn hộ chung cư tại dự án để thu về 2.000 tỷ đồng. Cách đây 2 tuần, đại diện của Tri Việt hứa sau 1 tuần Chủ tịch Tri Việt sẽ trả lời chính thức bằng văn bản về quyền lợi và những thắc mắc của chúng tôi, nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín", ông Công thông tin thêm.
Trước sự "biểu tình" đó, đại diện Công ty CP Tri Việt Hội An, khách hàng, chính quyền địa phương và đơn vị vận hành khách sạn đã có buổi làm việc. Theo biên bản, đại diện chủ đầu tư là bà Lê Mỹ Chi (chức danh trợ lý Giám đốc Công ty CP Tri Việt Hội An khi đó) nêu ý kiến: "Hiện tại Ban lãnh đạo công ty không có mặt tại dự án, sẽ thông báo đến khách hàng thời gian làm việc cụ thể".
Còn đại diện các khách hàng cho rằng, phía chủ đầu tư đã nhiều lần hứa hẹn và chưa bao giờ họ được gặp lãnh đạo công ty, kể từ khi ký hợp đồng mua căn hộ. Do đó, họ không hài lòng với cách giải quyết này.
Phía chính quyền là ông Đinh Dũng - Chủ tịch UBND phường Cẩm An chỉ ghi nhận sự việc, không xác minh được cụ thể do không có lãnh đạo công ty tham gia. Địa phương chỉ có thể đề nghị người dân không tụ tập, gây mất tình hình an ninh trật tự.
Ông Nguyễn Văn Sơn- Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết thêm, tại Dự án Citadines Pearl Hội An thời gian qua có một số người đến đòi nợ vì mua hàng chưa thanh toán tiền và mua căn hộ nhưng chưa bàn giao, một số người kiện ra tòa và tòa xử thắng kiện, một số đơn thì tòa đang thụ lý giải quyết./.
Đọc thêm
Ý tưởng đánh thuế bất động sản thứ hai được cho là một trong nhiều cách thức giúp thị trường lành mạnh hơn, song đi kèm với đó là nguy cơ kém thanh khoản thị trường.
Sau thời gian dài chững lại, bất động sản nghỉ dưỡng đang đứng trước cơ hội tái sinh nhờ sự bùng nổ của ngành du lịch và bán lẻ. Dù còn đối mặt nhiều thách thức, các chuyên gia tin rằng phân khúc này sẽ sớm tìm lại vị thế. Liệu đây có phải là thời điểm để bất động sản nghỉ dưỡng trở lại đường đua?
Trong khi thị trường bất động sản có nhiều khởi sắc, condotel - một trong những loại hình bất động sản từng được kỳ vọng lớn vẫn đang trong giấc “ngủ đông” dài.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã trải qua một thập kỷ đầy biến động, khởi đầu với làn sóng bùng nổ đầu tư rầm rộ vào những năm 2014-2015, khi hàng loạt dự án lớn được ra mắt. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường này đang rơi vào trạng thái ngủ đông với nhiều thách thức bủa vây.
Tin liên quan
Lựa chọn đúng vị trí, bạn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.
Từ ngày 4/10, trường hợp lấn đất hoặc chiếm đất sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng, sử dụng đất trồng lúa sang đất ở trái phép sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng.
Tổ ấm sang trọng của gia đình Á hậu Tú Anh khiến nhiều người trầm trồ khen ngợi.
Phân khu Cát Tường được cho là phân khu thương mại sầm uất nhất dự án Vinhomes Global Gate Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.
Bài mới
Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng đầu năm 2024, phân khúc bất động sản hạng sang chiếm khoảng 25% nguồn cung mới và đạt tỷ lệ hấp thụ ấn tượng 64%. Nhiều khách hàng thậm chí phải tranh nhau trả thêm tiền chênh lệch để sở hữu các sản phẩm giới hạn hoặc vị trí "vàng" trong dự án.
Được vinh danh "Dự án đáng sống 2024" ngay sau khi khánh thành giai đoạn 1 không chỉ là dấu mốc quan trọng của dự án Khu dân cư Phước Thọ (Vĩnh Long), mà còn ghi dấu ấn của T&T Group khi 3 năm liên tiếp các dự án của Tập đoàn đều góp mặt trong giải thưởng danh giá, thực chất, hiệu quả và xác đáng này.