Điều “bất thường” và “bình thường” trong các phiên đấu giá đất vùng ven Hà Nội

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), số lượng người tham gia đấu giá lớn tại những cuộc đấu giá đất vùng ven Hà Nội vừa diễn ra là hoàn toàn bình thường, còn mức giá trúng quá cao lại “bất thường”.

Kim Linh
25/08 Kim Linh
Chia sẻ

Bài viết này thuộc series Đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Điều gì đang diễn ra?

Đằng sau những phiên đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn... đang gây sốt trên thị trường là gì?

Xem thêm

Điều bất thường đã trở nên bình thường

Những ngày gần đây, dư luận xã hội đang không ngừng xôn xao về diễn biến và kết quả của những phiên đấu giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, với số lượng hồ sơ đăng ký lớn, mức giá trúng đấu giá tăng vọt, cao gấp hàng chục lần so với giá khởi điểm. Diễn biến và kết quả này đặt ra câu hỏi lớn về việc có hay không dấu hiệu đầu cơ trục lợi?

daugiadatvungvenhanoi
VARS cho rằng, diễn biến và kết quả các phiên đấu giá đất vùng ven Hà Nội gần đây vừa bất thường, lại vừa bình thường. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, vào ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích từ 60m2 đến 85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người. Đáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.

Sau khi đấu giá đất tại huyện Thanh Oai gây xôn xao dư luận, gần đây, vào ngày 19/8 phiên đấu giá 19 lô đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiếp tục thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân. 19 thửa đất được đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2. Giá khởi điểm đấu giá là 7,3 triệu/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109-172 triệu đồng/lô đất. Sau cuộc đấu giá kéo dài 19 giờ, 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm. 

VARS cho rằng, diễn biến và kết quả các phiên đấu giá đất này vừa bất thường, lại vừa bình thường. Bởi hiện nay, ranh giới phân biệt những việc bình thường và bất thường có vẻ không còn xác định. Điều bất thường đã trở nên bình thường, để rồi cứ ngang nhiên tồn tại “bình thường” một cách bất thường. 

Thực tế đây cũng là hiện tượng không mới, ngay trong 6 tháng đầu năm 2024, trong khi thị trường đất nền nói chung còn trầm lắng, một số phiên đấu giá đất tại một số địa phương vẫn thu hút hàng nghìn cho tới hàng chục nghìn người tham gia, chủ yếu là nhà đầu tư. Kết quả trúng đấu giá tại một số nơi cũng ghi nhận mức giá trúng cao gấp 10 lần giá khởi điểm.

Sức nóng của các cuộc đấu giá đất vẫn sẽ tiếp tục diễn biến

Lý giải nguyên nhân, VARS cho rằng:

Thứ nhất, như VARS đã thông tin vào giữa tháng 7, thời gian tới, chắc chắn dòng tiền sẽ “đổ” về loại hình đất đấu giá, tại các khu đô thị, khu dân cư khi các địa phương tổ chức nhiều phiên đấu giá để đẩy mạnh nguồn thu ngân sách. Bởi đây là loại hình đất sạch, không dính đến tranh chấp kiện tụng, đã có sổ đỏ, hạ tầng, sẵn sàng xây nhà để kinh doanh, cho thuê, thu về dòng tiền hàng tháng. Đặc biệt có sức hút trong bối cảnh vài năm gần đây, Hà Nội gần như không có dự án mới, nguồn cung đất nền được dự báo cũng sẽ ngày càng khan hiếm khi Luật Kinh doanh Bất động sản mới cấm phân lô, bán nền tại 105 thành phố và thị xã, buộc các doanh nghiệp phải xây dựng nhà trên đất để bán tại các khu vực này. Trong khi nhu cầu mua bất động sản (BĐS), bao gồm cả nhu cầu mua để ở và đầu tư trong dân rất mạnh và đang không ngừng tăng.

Thứ hai, mức giá tăng hàng chục lần, nghe rất bất thường, thực tế là do mức giá khởi điểm đất đấu giá thấp. Cụ thể, trước đây, quy định xác định giá đất cho phép thuê tư vấn. Đất đấu giá tại phiên đấu giá ngày 10/8 tại huyện Thanh Oai cũng đã được thuê tư vấn, tư vấn xác định khởi điểm từ 40-45 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, Nghị định 12 (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 44 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013), hiện hành là Nghị định 71 (Nghị định quy định giá đất, Chính phủ ban hành ngày 27/4/2024) đã bỏ quy định cho thuê tư vấn, chuyển sang xác định bằng hệ số K nhân với bảng giá đất của thành phố. 

Trong khi theo quyết định 46 ngày 18/7 năm 2024 của UBND Thành phố Hà Nội, hệ số điều chỉnh giá đất của huyện Thanh Oai là 2,35. Bảng giá đất hiện còn hiệu lực được ban hành năm 2020 dao động trong khoảng 3,6-5,3 triệu đồng/m2. Do đó khi nhân 2 hệ số này với nhau, chỉ cho ra mức giá từ 8,6-12,5 triệu đồng/m2. 

Sản phẩm an toàn với mức giá khởi điểm thấp, số tiền cọc thấp (từ 100-200 triệu đồng), tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với người mua. Chính vì thế, không khó hiểu khi phiên đấu giá này thu hút hàng nghìn hồ sơ đăng ký. Số lượng người tham gia lớn đến như vậy là hoàn toàn bình thường. 

Mức giá trúng tăng cao này có phản ảnh thực tế bình thường về chênh lệch cung - cầu, khi mà lượng hồ sơ tham gia gấp nhiều lần số lô đất trong phiên đấu giá. Tuy nhiên, việc giá đất tại vị trí có cơ sở hạ tầng, tiện ích không nổi bật, ở một địa phương vùng ven sở hữu tiềm năng tăng giá ở mức bình thường, lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, ngang bằng với giá đất nền tại các khu đô thị, khu vực đông dân cư là bất bình thường, vượt xa giá trị thực tế. Là kết quả của các mục đích không lành mạnh.

Cụ thể, nhiều nhà đầu tư tham gia các phiên đấu giá này là những người có "nghề” đấu giá đất, họ thường tham gia với mục đích “đơn giản" đó là “lướt sóng", không quan tâm giá trị thật là bao nhiêu, cứ trúng đã rồi mua bán sang tay ngay để kiếm lời hoặc sẵn sàng bỏ cọc nếu thị trường không hưởng ứng. 

Hay mục đích “nguy hiểm” hơn là tạo “sốt" đất. Các cá nhân này lợi dụng việc đặt cọc đấu giá nhằm mục đích thổi giá các khu đất liên quan. Thậm chí bất chấp rủi ro, hợp thức hóa mức giá bằng cách thanh toán đầy đủ theo mức giá đấu trúng, để lấy mức giá này làm căn cứ kích giá đất ở các huyện vùng ven, kích giá đất nhiều nơi leo thang, thậm chí “sốt” ảo.

Hệ lụy của các tình trạng này là giá bất động sản vốn đã cao nay lại càng tăng, khiến giấc mơ về nhà ở ngày càng xa vời với người dân, đặc biệt là người trẻ. Mức giá đấu tăng cao “vượt xa" giá trị thật không chỉ gây khó khăn cho công tác thẩm định giá tài sản phục vụ các đợt đấu giá tiếp theo tại địa phương đấu giá mà còn tại nhiều nơi trên cả nước.  

Cùng với sự lan tỏa của truyền thông, khi thấy giá bất động sản được duy trì xu hướng tăng trong một thời gian đủ dài, thì tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lại phía sau) sẽ “trỗi dậy", nhà đầu tư sẽ kỳ vọng giá tiếp tục tăng, rồi đưa ra quyết định mạo hiểm. Quyết định này hiện còn được thúc đẩy bởi nhận định cho rằng việc điều chỉnh bảng giá đất trong thời gian tới ở các địa phương sẽ gián tiếp đẩy giá đất tăng. Hệ quả là không ít nhà đầu tư bị chôn vốn, tạo ra các khu đất bỏ hoang, ảnh hưởng xấu tới tiến trình phục hồi, phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản, sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng, cả nước nói chung khi dòng tiền bị “ứ" đọng ở đất đai, không đi vào hoạt động kinh tế khác.

Có nhiều nghi ngờ về tình trạng đầu cơ, thổi giá. Tuy nhiên, trên thực tế, giống như diễn biến xảy ra với phân khúc căn hộ tại Hà Nội trong thời gian qua, ngay cả khi người mua bỏ cọc, vẫn rất khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá. Bởi trong nền kinh tế thị trường, quyền xác định giá bán là của chủ sở hữu tài sản, các bên tham gia giao dịch mua bán theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán. Họ hoàn toàn có thể bỏ cọc mà không cần chứng minh. Và việc họ đẩy giá khi bất kỳ hàng hóa nào khan hiếm trên thị trường là điều không thể tránh khỏi.

Ngay cả khi các quy định mới có hiệu lực, VARS cho rằng, sức nóng của các cuộc đấu giá đất kể trên vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn và trong thời gian đủ dài sẽ dần dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Bởi mặc dù nguồn cung sẽ tăng lên do các địa phương đẩy mạnh đấu giá đất nhưng mức giá khởi điểm vẫn sẽ ở mức thấp vì bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 sẽ được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.

Để hoạt động đấu giá diễn ra minh bạch, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, Nhà nước cần sớm có thêm cơ chế kiểm soát hoạt động đầu cơ. Để giải bài toán đầu cơ, đẩy giá, thông qua đó kéo hạ giá nhà ở đô thị, phải thay đổi tư duy về nhà ở của người dân, để nhà ở là chỗ ở, giải quyết nhu cầu sinh sống của người dân chứ không phải là một tài sản tích lũy. Bằng cách áp thuế, hướng tới những đối tượng tích lũy, đầu cơ thay vì những đối tượng mua bất động sản phục vụ mục đích sinh sống hay tổ chức sản xuất kinh doanh, yếu tố tài sản tích lũy sẽ giảm đi. Mức thuế có thể nâng cao dần với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn hay nếu chủ sở hữu bất động sản không đưa bất động sản tham gia hoạt động kinh doanh, không triển khai xây dựng sau khi nhận đất…  

Việc đánh thuế bất động sản đúng hướng sẽ khiến người dân hạn chế hoặc không còn nhiều động lực đầu cơ bất động sản bởi cùng với chi phí lãi vay và các chi phí cơ hội khác, việc sở hữu bất động sản đầu cơ trở nên rủi ro hơn. Mua đi bán lại bất động sản để ăn chênh lệch, hay tạo cung cầu ảo để thổi giá bất động sản dần trở nên vô nghĩa. 

Nguồn tiền nhàn rỗi trong dân do đó sẽ được nắn dòng chảy sang các mảng sản xuất kinh doanh, tạo sản phẩm, giá trị gia tăng cho xã hội. Điều này giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn, hiệu quả hơn về lâu dài, thay vì các cơn sốt đất, nhiễu loạn giá./.


Đọc thêm

Luật sư 'vạch mặt' chiêu trò thao túng giá của 'cò đất'

Luật sư Diệp Năng Bình đã đưa ra những phân tích và đề xuất quan trọng về việc cần siết chặt quy định pháp luật trong đấu giá đất và thẩm định giá đất, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngăn chặn "cò đất" lợi dụng kẽ hở để trục lợi và làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Chuyên gia pháp lý chỉ ra những điều... bình thường trong cuộc đấu giá đất kỷ lục ở Hà Nội

Trong bối cảnh giá đất liên tục tăng cao và các cuộc đấu giá trở nên sôi động, tình trạng thổi giá đất và những vấn đề liên quan đến bảng giá đất mới đang trở thành chủ đề nóng, chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh đã phân tích về nguyên nhân sâu xa của tình trạng này và đề xuất các giải pháp pháp lý để quản lý hiệu quả hơn.

Tin liên quan

Đấu giá đất ở Mỹ Đức có giá trúng cao hơn 6 lần giá khởi điểm

Sáng 22/8, tại UBND xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Công ty Đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam (đơn vị tư vấn) đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Tiên Mai.

Không đấu giá đất Hoài Đức, với 15 tỷ đồng nhà đầu tư mua được BĐS nào ở nội đô Hà Nội?

Với giá 15 tỷ đồng đấu giá đất Hoài Đức, khách hàng có thể mua 1 căn chung cư cao cấp diện tích lớn hoặc 1 căn nhà đất ở nhiều khu vực nội thành Hà Nội.

Tâm Tâm
Tâm Tâm 22/08

Bài mới

Đất Cổ Loa lên 300 triệu đồng/m², giá biệt thự lập kỷ lục: Bất động sản Đông Anh bước vào giai đoạn 'nóng bỏng tay'

Giá đất tại khu vực Đông Anh, đặc biệt là Cổ Loa, đang khiến giới đầu tư bất động sản xôn xao với mức giá dự kiến cho biệt thự Vinhomes Cổ Loa lên tới 730 triệu đồng/m². Sức hút này không chỉ đến từ vị trí đặc biệt mà còn là những biến động mạnh mẽ của thị trường đất nền ven đô, khi Đông Anh dần chuyển mình thành khu vực trọng điểm phát triển đô thị mới.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 12 giờ trước
Điểm tin chứng khoán 19/9: Bất động sản lại tăng điểm

Chỉ số VN-Index tăng 6,37 điểm (0,5%) lên 1.271,27 điểm, nhóm chứng khoán bất động sản quay đầu tăng điểm là thông tin nổi bật nhất của điểm tin chứng khoán ngày 19/9.

Annq
Annq 12 giờ trước
Bộ Xây dựng: Nhiều chung cư cũ đã có hiện tượng nứt, nghiêng sau bão Yagi

Bộ Xây dựng vừa có Công văn 5297/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Kim Linh
Kim Linh 12 giờ trước
DIC Corp dự kiến chi gần 9.400 tỷ đồng làm 3 dự án nhà ở xã hội

DIC Corp lên kế hoạch triển khai 3 dự án nhà ở xã hội tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam và Hậu Giang, với tổng vốn đầu tư lên đến 9.390 tỷ đồng, cung ứng 6.615 căn hộ ra thị trường.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 14 giờ trước
Hà Nội sắp kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất sân golf, sân bay

UBND TP. Hà Nội vừa triển khai Kế hoạch số 271/KH-UBND nhằm thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn thành phố.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 17 giờ trước
Nóng: Huyện Mê Linh đấu giá 32 lô đất, giá trúng cao nhất là 48,9 triệu đồng/m2

Chiều ngày 18/9, Công ty Đấu giá Hợp danh Đấu giá Việt Nam đã tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất cho các thửa đất thuộc thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội (đợt 6). Thửa đất trúng giá cao nhất là 48,9 triệu đồng/m2.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 2 ngày trước
Điểm tin chứng khoán 18/9: Bất động sản có phiên điều chỉnh

Chốt phiên hôm nay 18/9, chỉ số VN-Index tăng 5,95 điểm (0,47%) lên 1.264,9 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản quay đầu giảm điểm là thông tin nổi bật nhất của điểm tin chứng khoán ngày 18/9.

Annq
Annq 2 ngày trước
Bà Rịa - Vũng Tàu sắp có thêm một khu công nghiệp gần 2.000 tỷ đồng do IDICO đầu tư

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 17/9/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 2 ngày trước
Cần Thơ sắp đấu giá nhiều khu “đất vàng” trung tâm thành phố

UBND TP. Cần Thơ vừa ra Quyết định số 2023, chính thức thông qua kế hoạch và danh sách các khu đất sẽ được đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2024.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 2 ngày trước
Vì sao ngân hàng 'đại hạ giá' hàng chục tỷ đồng bất động sản nhưng vẫn ế?

Dù nhiều bất động sản được ngân hàng rao bán với mức giảm giá lên đến hàng chục tỷ đồng, thị trường vẫn trầm lắng, khó tìm người mua. Vậy nguyên nhân chính là gì mà khiến nhà đầu tư dè dặt và không mặn mà với các cơ hội giá hời này?

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 2 ngày trước
Điểm tin chứng khoán 17/9: Sắc xanh tràn ngập bất động sản

Chốt phiên hôm nay 17/9, chỉ số VN-Index tăng 19,69 điểm (1,59%) lên 1.258,95 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản ghi nhận phiên tăng mạnh với hơn 60 điểm là thông tin nổi bật nhất của điểm tin chứng khoán ngày 17/9.

Annq
Annq 3 ngày trước
Hà Nội: Đất đấu giá huyện Phúc Thọ tiếp tục phá đỉnh

Trong phiên đấu giá ở huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội vừa diễn ra, mức trúng cao nhất là 75 triệu đồng/m2, trong khi 2 phiên trước chỉ ở mức 60 và gần 70 triệu đồng/m2.

Kim Linh
Kim Linh 3 ngày trước
Diễn biến mới về dự án hơn 35.000 tỷ đồng tại Đông Anh mà liên danh Vingroup nhắm đến

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội vừa công bố mở hồ sơ đăng ký lần thứ hai để triển khai dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh, thuộc huyện Đông Anh.

Kim Linh
Kim Linh 3 ngày trước
Sau vụ bỏ cọc tràn lan, Thanh Oai sắp đấu giá 58 thửa đất với giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m²

Trong tháng 10, huyện Thanh Oai sắp đấu giá 58 thửa đất có diện tích từ 76,55 m²-189,73 m². Giá khởi điểm là 5,3 triệu đồng/m², tương đương từ gần 406 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng mỗi thửa.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 3 ngày trước
Vì sao khu đô thị phía Tây Hà Nội thành 'ốc đảo' sau mưa lớn nhưng giá vẫn tăng vọt?

Khu vực phía Tây Hà Nội và hai bên Đại lộ Thăng Long thường xuyên ngập lụt mỗi khi trời mưa nhưng giá bất động sản tại đây vẫn được quan tâm và không ngừng leo thang.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 3 ngày trước
Điểm tin chứng khoán 16/9: Bất động sản tuột dốc cùng thị trường

Chốt phiên hôm nay 16/9, chỉ số VN-Index giảm 12,45 điểm (-0,99%) xuống 1.239,26 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản có phiên giảm điểm.

Annq
Annq 4 ngày trước
PHỔ BIẾN