Chuyên gia pháp lý chỉ ra những điều... bình thường trong cuộc đấu giá đất kỷ lục ở Hà Nội

Trong bối cảnh giá đất liên tục tăng cao và các cuộc đấu giá trở nên sôi động, tình trạng thổi giá đất và những vấn đề liên quan đến bảng giá đất mới đang trở thành chủ đề nóng, chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh đã phân tích về nguyên nhân sâu xa của tình trạng này và đề xuất các giải pháp pháp lý để quản lý hiệu quả hơn.

Chia sẻ

Bài viết này thuộc series Đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Điều gì đang diễn ra?

Đằng sau những phiên đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn... đang gây sốt trên thị trường là gì?

Xem thêm

Chia sẻ trên Home Today, Ths. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này và nêu rõ những giải pháp cần thiết để quản lý giá đất một cách hiệu quả hơn, đồng thời làm rõ cách thức điều chỉnh để hạn chế những rủi ro và xung đột lợi ích trong lĩnh vực bất động sản.

Nguyên nhân và giải pháp đối với tình trạng thổi giá đất ở vùng ven

PV: Thưa ông Nguyễn Văn Đỉnh, gần đây, các cuộc đấu giá đất tại các khu vực ngoại thành Hà Nội như Thanh Oai và Hoài Đức vừa diễn ra đã thu hút sự chú ý với giá đất trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về nguyên nhân và tác động của hiện tượng này?

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh: Các cuộc đấu giá đất ở ngoại thành Hà Nội đã gây xôn xao dư luận khi thu hút đông đảo người tham gia và giá trúng đấu giá của nhiều lô cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Diễn biến và kết quả của cuộc đấu giá đất có thể là bất thường, nhưng theo tôi đây nên được coi là hiện tượng kinh tế bình thường hơn là hành vi “thổi giá đất”.

Rõ ràng trong một nền kinh tế thị trường thì giá cả do thị trường quyết định. Việc có nhiều cá nhân cùng tham gia đấu giá (tỷ lệ “chọi” lên tới 20-30 lần) phản ánh nhu cầu của thị trường, hiện nay nhu cầu của người dân (gồm nhu cầu ở thực và nhu cầu đầu tư, thậm chí đầu cơ) là rất lớn, trong khi các thống kê cho thấy số lượng tiền gửi ngân hàng và lượng tiền trong dân là rất dồi vào và đương nhiên người dân có nhu cầu đầu tư. Không thể phủ nhận bất động sản vẫn là lĩnh vực đầu tư ưa thích của đông đảo người dân.

Khi phân khúc chung cư đã đạt mức giá cao, đất nền với pháp lý “sạch” trở nên hấp dẫn. Bên cạnh đó, nỗi lo giá đất tăng cao sau khi Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan có hiệu lực từ ngày 01/8 khiến người dân đổ xô đi đấu giá. Luật Kinh doanh bất động sản 2023 cũng “siết” phương thức phân lô, bán nền, dẫn đến nguy cơ khan hiếm đất nền, nên giới đầu tư muốn nhanh chân tìm kiếm các lô đất nền để găm giữ.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là theo quy định hiện hành, tại Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với những thửa đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật sẽ là giá theo bảng giá đất.

Do bảng giá đất hiện nay tương đối thấp so với giá giao dịch trên thị trường nên giá khởi điểm để tổ chức đấu giá rất thấp, tạo ra sức hấp dẫn lớn với người dân, nhiều người cảm thấy cơ hội “thắng lớn” nếu trúng đấu giá.

Hơn nữa, tiền đặt trước để tham gia đấu giá hiện nay tính bằng 20% giá khởi điểm cũng rất thấp, dẫn đến việc người dân đăng ký ồ ạt. Tại phiên đấu giá, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao và chấp nhận mất tiền đặt trước (do giá trị tiền đặt trước thấp hơn nhiều so với cơ hội “đổi đời” nếu trúng đấu giá).

Như vậy, việc nhiều người trúng đấu giá với giá rất cao chưa hẳn đã là dấu hiệu thổi giá. Hơn nữa, pháp luật đã có các quy định để kiểm soát việc này với những chế tài có tính răn đe cao, bao gồm cả chế tài hình sự. Nếu thực tế có chiêu trò thổi giá, người thực hiện sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý tương xứng.

PV: Vậy thưa chuyên gia, ông có đề xuất biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng đặt cọc rồi nâng giá và bỏ cọc không?

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh: Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, sẽ có hiệu lực từ tháng 01/2025, trong đó đã bổ sung các chế tài để xử lý vi phạm đối với người tham gia đấu giá.

Theo đó, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá… có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến phải hủy kết quả đấu giá thì tùy mức độ có thể bị cấm tham gia đấu giá trong thời hạn từ 6 tháng đến 5 năm.

Như vậy thời gian tới, pháp luật sẽ có quy định để xử lý với người đấu giá rồi bỏ cọc. Tuy nhiên, người dân có thể sẽ nhờ người khác đứng tên tham gia đấu giá, dẫn đến chế tài này không có giá trị răn đe trong thực tế.

Do đó, theo tôi, điều quan trọng là cơ quan quản lý cần kiểm tra, rà soát, phát hiện các dấu hiệu bất thường trong đấu giá để kịp thời xử lý vi phạm, gồm cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Để tạo tính răn đe, nhà quản lý cần xử lý nghiêm khắc một số trường hợp điển hình và công khai trước dư luận.

thsnguyenvandinh
Ths. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản.

Những xung đột trong quản lý giá đất 

PV: Những tranh luận về giá đất và việc đình trệ giải quyết hồ sơ về đất đai tại các địa phương cho thấy tính hai mặt của giá đất và những xung đột lợi ích khi công cụ này được lồng ghép quá nhiều mục tiêu quản lý. Vậy theo ông, "tính hai mặt" của giá đất ảnh hưởng như thế nào đến các đối tượng liên quan?

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh: Việc đẩy giá đất cao gần tiệm cận giá giao dịch thị trường có thể biến đất đai thành nguồn lực phát triển, giúp ngân sách nhà nước thu nhiều hơn và bồi thường hợp lý hơn cho người dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến tăng gánh nặng tài chính cho người dân với chi phí cao hơn khi nộp tiền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí.

Cụ thể, bảng giá đất tăng sẽ gián tiếp đẩy giá đất cụ thể tăng (do giá đất cụ thể tính theo các phương pháp so sánh, thu nhập, thặng dư không được thấp hơn giá theo bảng giá đất, dẫn đến bảng giá đất trở thành “giá sàn”).

Như vậy, trường hợp Nhà nước giao đất thực hiện dự án, doanh nghiệp sẽ phải nộp nhiều hơn, giúp tăng thu cho ngân sách. Hay trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì người dân cũng được bồi thường sát giá thị trường, giúp giảm thiểu các tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai…

Nhưng ở khía cạnh khác, bảng giá đất có thể gây xáo trộn đời sống, khiến chi phí liên quan đến sử dụng đất của người dân tăng cao. Đơn cử, các trường hợp nộp tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp sổ lần đầu), cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; nộp tiền thuê đất trả hằng năm; tính thuế sử dụng đất; lệ phí trước bạ và đặc biệt là thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất… thì đều căn cứ theo bảng giá đất.

Nếu bảng giá đất tăng gấp 2 lần thì tiền sử dụng đất, thuế, phí, lệ phí… người dân phải nộp sẽ cao gấp đôi, trong khi đây là nhóm chủ thể có số lượng đông đảo. Bảng giá đất chắc chắn sẽ gây ra tác động trong phạm vi rộng, bao trùm.

Ví dụ đơn giản, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp xưa nay vẫn được coi là khoản thu “nhẹ nhàng” do mức thuế suất chỉ là 0,03% của giá đất tại bảng giá đất. Nhưng nay nếu bảng giá đất được điều chỉnh tăng gấp 5 lần, khoản thu này sẽ trở thành gánh nặng với nhiều người.

Bởi vậy, ngay trong quá trình thẩm tra luật, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nêu rõ: Xác định giá đất là vấn đề khó, tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội; cần phải được xử lý hài hòa chứ không thể đưa ra một mức giá đất làm thỏa mãn tất cả mọi đối tượng liên quan.

PV: Theo ông, việc điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thuế và phí đất đai có những tác động gì và cụ thể như thế nào đối với gánh nặng tài chính của người dân?

Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh: Việc điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thuế và phí đất đai là rất cần thiết để cân bằng các lợi ích và giảm thiểu gánh nặng cho người dân.

Trên thực tế, giải pháp này đã được Nhà nước bắt đầu áp dụng. Chẳng hạn theo Nghị định số 103/2024/NĐ-CP về thu tiền đất, trường hợp thuê đất trả tiền hằng năm thì đơn giá thuê đất hằng năm tính bằng tỷ lệ phần trăm nhân với giá đất tính tiền thuê đất.

Nghị định 103 quy định tỷ lệ phần trăm dao động từ 0,25% đến 3% (tỷ lệ này trước đây là từ 1% đến 3%). Như vậy, Nghị định 103 đã dự phòng trường hợp giá đất tăng gấp 4 lần thì tiền thuê đất của người dân vẫn ổn định.

Việc điều chỉnh các văn bản pháp luật về thuế, phí, lệ phí… trong sử dụng đất đai theo hướng đi này sẽ góp phần khắc phục các nhược điểm do giá đất tăng, bảo vệ người dân, đặc biệt nhóm chủ thể yếu thế, giúp giữ vững ổn định xã hội nhưng vẫn biến đất đai thành nguồn lực phát triển kinh tế nhờ “thu đúng, thu đủ” từ các dự án đầu tư có sử dụng đất.

PV: Theo ông, việc bỏ khái niệm “khung giá đất” và chỉ sử dụng “bảng giá đất” và “giá đất cụ thể” trong Luật Đất đai 2024 có ảnh hưởng như thế nào đến quy trình định giá đất và công tác quản lý đất đai?

Ông Nguyễn Văn Đỉnh: So với Luật Đất đai các phiên bản trước đây, Luật Đất đai 2024 đã bỏ đi khái niệm “khung giá đất”. Công cụ giá đất của Nhà nước sẽ chỉ còn lại 2 công cụ: “Bảng giá đất” và “giá đất cụ thể”.

“Giá đất cụ thể”, theo đúng tên gọi, sẽ chỉ áp dụng cho những trường hợp cá biệt, cụ thể. Điều đó khiến “bảng giá đất” trở thành công cụ chủ lực, sẽ được áp dụng đại trà, rộng rãi hơn, cho 12 nhóm trường hợp tại Điều 159 (so với 7 nhóm trường hợp theo luật cũ). Nó trở thành ngọn nguồn của những tranh cãi bởi những xung đột về mặt quản lý.

TP.HCM là địa phương đi đầu trong việc điều chỉnh bảng giá đất theo đúng tinh thần của Luật Đất đai 2024. So với bảng giá đất giai đoạn 2020-2024, giá đất theo dự thảo bảng giá đất tại một số khu vực vùng ven đã tăng gấp… 50 lần, gây hoang mang cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp... Thậm chí, một số hiệp hội, chuyên gia đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích Luật Đất đai để có cơ sở cho địa phương quyết định xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất.

Để giải quyết vấn đề này, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và cập nhật thường xuyên bảng giá đất để phản ánh đúng thực tế và đáp ứng được yêu cầu quản lý, đồng thời có các cơ chế kiểm soát và giám sát hiệu quả để tránh xung đột lợi ích và đảm bảo công bằng.

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của chuyên gia!


Đọc thêm

Luật sư 'vạch mặt' chiêu trò thao túng giá của 'cò đất'

Luật sư Diệp Năng Bình đã đưa ra những phân tích và đề xuất quan trọng về việc cần siết chặt quy định pháp luật trong đấu giá đất và thẩm định giá đất, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngăn chặn "cò đất" lợi dụng kẽ hở để trục lợi và làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Bản tin bất động sản - tài chính 20/8: Xuyên đêm chờ kết quả đấu giá đất ở huyện Hoài Đức, lô cao nhất hơn 133 triệu đồng/m2

DIC Corp có tân Chủ tịch HĐQT; Xuyên đêm chờ kết quả đấu giá đất ở huyện Hoài Đức (Hà Nội)… là những thông tin nổi bật trong bản tin bất động sản - tài chính ngày 20/8.

Kim Linh
Kim Linh 20/08
Đấu giá đất Hoài Đức: Tờ mờ sáng hôm sau mới ngã ngũ, lô cao nhất được trả hơn 133 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm

Tới 4h30 sáng ngày 20/8, cuộc đấu giá 19 lô đất ở tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) mới kết thúc sau hơn 18 tiếng diễn ra. Kết quả cuối cùng, lô góc được trả giá cao nhất lên tới hơn 133 triệu đồng/m2.

Kim Linh
Kim Linh 20/08

Tin liên quan

Luật sư 'vạch mặt' chiêu trò thao túng giá của 'cò đất'

Luật sư Diệp Năng Bình đã đưa ra những phân tích và đề xuất quan trọng về việc cần siết chặt quy định pháp luật trong đấu giá đất và thẩm định giá đất, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngăn chặn "cò đất" lợi dụng kẽ hở để trục lợi và làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Huyện Thanh Oai dự kiến tổ chức đấu giá lại 57 lô đất vào ngày 8/9, giá khởi điểm 8,8 triệu đồng/m2

Huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội dự kiến tổ chức đấu giá lại 57 thửa đất tại xã Cao Dương vào ngày 8/9 tới. Giá khởi điểm trước đó là 7,3 triệu đồng/m2 đã tăng lên thành 8,8 triệu đồng/m2.

Kim Linh
Kim Linh 16/08

Bài mới

Địa ốc Kim Oanh đứng thứ 6 trong top đầu nợ thuế

Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh (trụ sở tại phường Tân Mai, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) hiện đang nằm trong nhóm các doanh nghiệp nợ thuế quá hạn lớn nhất tại địa phương.

Annq
Annq 11 giờ trước
Capitaland Tower: Từ âm vốn 800 tỷ đồng đến nợ phình to 17.675 tỷ đồng

Capitaland Tower là chủ của tòa tháp văn phòng The Sun Tower tại khu phức hợp Ba Son (quận 1, TP.HCM). Nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp này nợ hơn 17.000 tỷ đồng.

Annq
Annq 12 giờ trước
Nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội 1.200 căn ở Thừa Thiên - Huế từng bị phạt

Cả hai doanh nghiệp trong liên danh đầu tư vào dự án nhà ở xã hội ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đều là công ty con của Tập đoàn Capital House.

Annq
Annq 14 giờ trước
Danh tính doanh nhân 9X mua 39 căn hộ của Vinhomes chỉ trong 1 ngày

Tổng Giám đốc Bất động sản Trường Lộc Nguyễn Phi Long cùng vợ mua 39 căn hộ tại dự án Vinhomes Vũ Yên Hải Phòng và dự án Vinhomes Star City Thanh Hóa trong một ngày khiến nhiều người bất ngờ.

Kim Linh
Kim Linh 16 giờ trước
Điểm danh những chung cư xuống cấp mức nguy hiểm ở Đà Nẵng

Qua quá trình kiểm định chất lượng 9 chung cư và nhà tập thể cũ tại quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho thấy nhiều chung cư, nhà tập thể được đánh giá ở mức nguy hiểm, thuộc cấp độ B và C.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 17 giờ trước
Điểm tin BĐS - tài chính 19/9: Bài học đắt giá từ chuyện hơn 80% số lô đất đấu giá tại Thanh Oai bị bỏ cọc

Loạt chủ bất động sản nghỉ dưỡng lỗ nặng; Bài học đắt giá từ chuyện hơn 80% số lô đất đấu giá tại Thanh Oai bị bỏ cọc… là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (19/9).

Kim Linh
Kim Linh 22 giờ trước
Bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, Hưng Thịnh Incons 'xoay' tiền trả nợ

Trước áp lực trả nợ, Công ty Hưng Thịnh Incons đang tìm cách huy động vốn bằng cách chào bán cổ phần cho cổ đông trong bối cảnh bị phía kiểm toán nêu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.

Annq
Annq 2 ngày trước
Vingroup tài trợ 2 tỷ đồng xây khu tạm cư cho người dân Làng Nủ: Đúng là thần tốc!

Đúng là thần tốc, dự kiến vào Chủ nhật tuần này (ngày 22/9), khu nhà tạm dành cho người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) sẽ hoàn thành.

Người thạo tin
Người thạo tin 2 ngày trước
Bị cảnh báo cổ phiếu, Novaland bất ngờ lên tiếng

Về việc cổ phiếu NVL bị vào diện cảnh báo, CTCP Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) đã có công văn phản hồi lại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Annq
Annq 2 ngày trước
Điểm tin BĐS - tài chính 18/9: 18 công trình của các bộ, ngành chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào hoạt động

Hé lộ liên danh 5 nhà đầu tư khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng ở Đồng Nai; 18 công trình của các bộ, ngành chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào hoạt động… là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (18/9).

Kim Linh
Kim Linh 2 ngày trước
Chỉ trong 1 ngày, Bất động sản Phát Đạt và Bất động sản Trường Lộc huy động thành công 5.400 tỷ đồng trái phiếu

Công ty Bất động sản Trường Lộc và Công ty Bất động sản Phát Đạt mới huy động thành công 5.400 tỷ đồng trái phiếu. Hai lô trái phiếu này cùng huy động thành công chỉ trong vòng 1 ngày, kỳ hạn 1 năm, lãi suất cố định 12%/năm.

Annq
Annq 3 ngày trước
30 đơn vị kiểm toán từ chối, cổ phiếu ITA của Tân Tạo bị đình chỉ giao dịch

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa có thông báo gửi Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITACO) về việc sẽ đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu ITA.

Annq
Annq 3 ngày trước
Tiết lộ lý do cổ phiếu NVL của Novaland bị đưa vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố quyết định chuyển cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vào diện cảnh báo từ ngày 23/9/2024.

Annq
Annq 3 ngày trước
Điểm tin BĐS - tài chính 17/9: McDonald's bất ngờ đóng cửa hàng đắc địa nhất TP.HCM sau 10 năm hoạt động

55/68 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai bỏ cọc; McDonald's bất ngờ đóng cửa hàng đắc địa nhất TP.HCM sau 10 năm hoạt động… là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/9).

Kim Linh
Kim Linh 3 ngày trước
4 doanh nghiệp bất động sản bị xử phạt vì không minh bạch thông tin

Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với 4 doanh nghiệp bất động sản. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này vi phạm quy định về công bố thông tin.

Annq
Annq 4 ngày trước
Hé lộ nguyên nhân công ty chứng khoán liên quan đến Thành Công Group bị đình chỉ hoạt động

Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam. Nguyên nhân do công ty này vi phạm quy định nghiêm trọng về chứng khoán.

Annq
Annq 4 ngày trước
PHỔ BIẾN