Cộng đồng "sốc" trước lời khai bất ngờ của nhóm đối tượng phá buổi đấu giá đất ở Sóc Sơn, nâng giá đến 30 tỷ đồng/m2 rồi rút lui
Ngày 3/12, Công an TP. Hà Nội tạm giữ đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Ngày 3/12, Công an TP. Hà Nội tạm giữ đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Liên quan tới vụ việc trả giá 30 tỷ đồng/m2 tại phiên đấu giá đất ở Sóc Sơn, TP. Hà Nội, Cơ quan Cảnh sát điều tra - CATP Hà Nội đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân về hành vi Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.
Theo lời khai, tháng 11, Tuấn biết thông tin về buổi đấu giá quyền sử dụng đất ở, tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn (thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn), do UBND huyện Sóc Sơn tổ chức.
Do đó, Tuấn nhờ Ngô Văn Dương mua hồ sơ đấu giá đất của Công ty Thanh Xuân - đơn vị phối hợp tổ chức cuộc đấu giá phát hành.
Để chắc chắn trúng đấu giá được các lô đất như ý, Phạm Ngọc Tuấn thỏa thuận, bàn bạc với các đối tượng khác về việc cùng tham gia đấu giá và bàn bạc thống nhất sẽ thực hiện việc nâng giá tại buổi đấu giá.
Theo Công an TP. Hà Nội, Tuấn đã đưa ra bảng giá tham khảo đối với từng lô đất do Tuấn tính toán, chuẩn bị từ trước. Theo bảng tính này, các lô đất có giá trị dao động khoảng từ 20 triệu đồng đến 32 triệu đồng/m2, ước tính 1,7-3,9 tỷ đồng/lô đất.
Trước khi đấu giá, các đối tượng này đã xác định mức giá chỉ khoảng trên 30 triệu đồng/m2 sẽ có thể bán chênh được nên để khống chế kết quả đấu giá, các đối tượng đã thỏa thuận với nhau về mức giá qua 6 vòng đấu bắt buộc.
Cụ thể là, nếu đến vòng 4, mức giá được các nhà đầu tư trả cao hơn 30 triệu đồng thì vào vòng 5 sẽ đưa ra một mức cao đột biến để thắng áp đảo. Rồi đến vòng 6 sẽ cùng thống nhất bỏ không tiếp tục tham gia nữa. Mục đích là phá không cho lô đất được trúng đấu giá thành công.
Khi đó, việc đấu giá sẽ buộc phải dừng để tổ chức đấu giá lại vào lần sau, do không đấu giá đủ 6 vòng theo quy chế.
Với trường hợp này, các đối tượng sẽ không mất tiền đặt cọc và sẽ có cơ hội tiếp tục tham gia đấu giá đất để mua được lô đất như mong muốn.
Để thực hiện ý đồ, các đối tượng đã chuyển khoản tiền cho Dương và Tuấn. Sau đó, Tuấn chuyển khoản tổng hơn 3,6 tỷ đồng cho Công ty Thanh Xuân để đặt cọc đấu giá mua đất.
Hành vi này đã dẫn đến có 36/58 lô đất bị các đối tượng trên thông đồng, trả cao tới gần 100 triệu đồng/m2 xong bỏ không đấu nữa. Cá biệt có Phạm Ngọc Tuấn trả tới mức 30 tỷ đồng/m2.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ đã thu thập, các đối tượng được xác định có hành vi thông đồng nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
Tại phiên đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) hôm 29/11 gây xôn xao dư luận khi có nhóm khách hàng trả giá cao bất thường, sau đó đồng loạt không trả giá ở vòng tiếp theo rồi "xin" bỏ cuộc. Theo Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, tại vòng đấu thứ 5, một số thửa đất khách hàng trả giá cao bất thường, trong đó có khách hàng Phạm Ngọc Tuấn trả giá 30 tỷ đồng/m2 cho 03 thửa đất (lô A12, A13, C6). Bên cạnh đó, có khách hàng Ngô Văn Dương trả giá 101,4 triệu đồng/m2 cho 13 thửa đất (B1, B10, B11, B12, B19, C7, A7, A8, A9, A10, A15, A16, A17). 2 khách hàng Nguyễn Thể Quân, Nguyễn Thế Trung trả giá 98,4 triệu đồng/m2 cho 10 thửa đất (A2, A3, A4, A5, A6, B13, B14, B15, B16, B17). Ngoài ra, 2 khách hàng Nguyễn Thị Quỳnh Liên, Nguyễn Đức Thành trả giá 50,4 triệu đồng/m2, 59,4 triệu đồng/m2, 62,4 triệu đồng/m2, 68,4 triệu đồng/m2 cho 10 thửa đất (A1, A11, B5, B6, B7, B8, C9, D5, D6, D7). Tuy nhiên, đến vòng thứ 6 (vòng đấu cuối cùng), có 36 thửa đất khách hàng không tiếp tục trả giá và 22 thửa đất khách hàng trả giá. |
Đọc thêm
Phiên đấu giá đất ở huyện Sóc Sơn ngày 29/11 vừa qua gây xôn xao dư luận khi xuất hiện thông tin về mức giá "phi logic" lên tới hơn 30 tỷ đồng/m2 cho 3 lô đất. Sự việc này đã gây xôn xao và khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc điều tra.
Ngày 30/11, phiên đấu giá đợt 3 tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục diễn ra nhưng đã không thành công do khách hàng đồng loạt rút lui, khiến 22 lô đất vẫn chưa tìm được chủ sở hữu.
UBND TP.HCM chỉ đạo sửa chữa 3.944 căn hộ để phục vụ tái định cư; Bắc Ninh xử lý tình trạng sử dụng nhà ở xã hội sai đối tượng; Novaland lỗ hơn 4.000 tỷ đồng, tồn kho cao kỷ lục... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (16/11).
Tin liên quan
Trong số 9.989,5m2 đất tại phường Thượng Thanh vừa được UBND TP. Hà Nội giao cho quận Long Biên, có 2 ô đất với tổng diện tích 7.387,5m2 sẽ được tổ chức đấu giá và 2.602m2 đất để làm đường giao thông.
Đồng Nai dự kiến đấu giá 37 khu đất trong năm 2025, với tổng giá trị ước tính khoảng 18.000 tỷ đồng. Hiện 16 khu đất đã đủ điều kiện, 21 khu còn lại đang hoàn thiện thủ tục cần thiết. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương để triển khai kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất.
Metro số 2 sẽ được đầu tư bằng ngân sách TP.HCM, thay vì vốn ODA; TP. Bắc Ninh có 5.149 trường hợp giao đất ở không đúng thẩm quyền... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (27/11).
Bài mới
Giá bất động sản tại các thành phố lớn, đang tiếp tục gia tăng cao, làm trầm trọng thêm các vấn đề của thị trường bất động sản. Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp điều tiết hợp lý thì tình trạng này sẽ tạo áp lực nặng nề lên các cơ quan quản lý Nhà nước, người dân có nhu cầu nhà ở và cả doanh nghiệp bất động sản…