Sự khác biệt giữa cò đất và môi giới trong lĩnh vực bất động sản
Sự khác biệt giữa cò đất và môi giới trong lĩnh vực bất động sản như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bài viết này thuộc series Môi giới bất động sản A-Z
Môi giới bất động sản là lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều cảm xúc, là nghề của những cá nhân “liều lĩnh”, thông minh và bền bỉ. Hãy cùng Home Today giải mã tất cả từ A-Z mọi vấn đề của nghề này.
Tổng quan về môi giới bất động sản và cò đất
Trước khi phân tích những điểm khác biệt giữa môi giới bất động sản và cò đất, chúng ta sẽ làm rõ 2 khái niệm này.
Môi giới bất động sản là gì?
Theo quy định tại Điều 63, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, môi giới bất động sản sẽ thực hiện những công việc sau:
Môi giới tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.
Môi giới đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục chuyển nhượng, mua bán, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại bất động sản.Môi giới cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại bất động sản.
Cò đất là gì?
Cò đất là thuật ngữ mà dân gian sử dụng, dùng để chỉ những người làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng bất động sản. Khái niệm này không có trong bất kỳ văn bản pháp luật nào.
Tuy cùng hành nghề môi giới nhà đất nhưng cò đất không phải là nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp bởi họ thường là những người không có chứng chỉ hành nghề môi giới.
Điều 68, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định, để được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, cá nhân cần đáp ứng một số điều kiện sau:
Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.
Vì không có bằng cấp, không được đào tạo bài bản nên nhiều cò đất không nắm rõ quy trình, thủ tục mua bán, chuyển nhượng bất động sản, gây sai sót trong hồ sơ giao dịch. Chưa kể, họ thường cung cấp thông tin thiếu xác thực, thậm chí vì thù lao hoa hồng, có thể sử dụng nhiều chiêu trò, mánh khóe, cung cấp thông tin sai về đặc điểm, giá trị của nhà đất miễn sao bán được các sản phẩm nhất đất nền , căn hộ , nhà riêng … nhiều nhất có thể.
Như vậy, môi giới bất động sản và cò đất tuy đều là người đóng vai trò trung gian, kết nối các bên trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản nhưng đây là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất.
Sự khác biệt giữa cò đất và môi giới trong lĩnh vực bất động sản
Sau đây là các tiêu chí, nội dung thể hiện sự khác nhau căn bản giữa một môi giới bất động sản chuyên nghiệp và cò đất.
Tiêu chí | Môi giới bất động sản | Cò đất |
Khái niệm | Khái niệm môi giới bất động sản được quy định rõ trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Là người trung gian, kết nối giữa các bên trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản. | Cò đất là thuật ngữ dân gian gọi, để chỉ những người làm trung gian kết nối giữa các bên mua bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà đất. Khái niệm này không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. |
Mục tiêu | Môi giới bất động sản giúp khách hàng mua bán, chuyển nhượng, đầu tư bất động sản hiệu quả. | Thúc đẩy chốt giao dịch sớm để thu thù lao, hoa hồng từ giao dịch. |
Thông tin bất động sản | – Môi giới bất động sản chuyên nghiệp truyền đạt thông tin về bất động sản chuẩn xác nhất cho khách hàng. Tạo niềm tin bằng những giấy tờ pháp lý hợp lệ. - Cam kết chịu trách nhiệm về những thông tin đưa ra. | – Cò đất thường tổng hợp nhiều thông tin nhất có thể, đưa thông tin tạo "sóng", thổi giá, khiến thị trường càng sôi động càng tốt. – Không tìm hiểu tính xác thực của thông tin, thậm chí có thể đưa thông tin sai lệch, mục đích chính để bán được sản phẩm càng nhanh càng tốt. – Không cam kết chịu trách nhiệm về những thông tin đưa ra. |
Cách thức hoạt động | – Thu thập và kiểm tra tính xác thực của thông tin bất động sản, tìm kiếm khách hàng mua/bán bất động sản; đàm phán và hỗ trợ các bên thực hiện giao dịch. – Có thể làm việc tại công ty, đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản có địa chỉ, thông tin liên hệ rõ ràng hoặc làm tự do.– Các giao dịch thường diễn ra ngay tại trụ sở công ty nơi họ làm việc. | – Thu thập thông tin nhưng không kiểm tra tính xác thực, thậm chí có thể đưa thông tin sai lệch, tìm kiếm khách hàng, tìm cách thúc đẩy chốt giao dịch sớm và chỉ tập trung vào phần trăm hoa hồng mình được hưởng. – Thường không có vị trí làm việc rõ ràng, không có địa chỉ làm việc cụ thể, hành nghề tự phát. Chủ yếu liên hệ thông qua điện thoại. – Thường chốt giao dịch ở các khu vực sốt đất, quán cà phê… |
Kiến thức – Kỹ năng | – Môi giới bất động sản chuyên nghiệp có kiến thức chuyên môn về bất động sản. – Nắm rõ các quy định pháp lý liên quan. – Có kỹ năng giao tiếp, tư vấn, đàm phán và giải quyết vấn đề. | – Cò đất không am tường thị trường, không nắm rõ pháp lý, thường làm theo bản năng. – Thường sử dụng tài ăn nói khéo léo để thuyết phục khách hàng chốt giao dịch sớm nhất có thể. |
Pháp lý | – Có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Yêu cầu bằng cấp từ trung cấp trở lên, được đào tạo bài bản với nhiều khóa huấn luyện kĩ năng, đàm phán, phân tích thị trường. – Nắm rõ các quy định luật pháp hiện hành về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản… giúp khách hàng giao dịch thành công mà không gặp phải những vấn đề về pháp lý. | – Cò đất thường là những người làm việc tự do, không cần bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. – Không thực sự am hiểu thị trường, không nắm rõ các quy định pháp lý liên quan hoặc hiểu biết chút ít để lo giấy tờ cho khách hàng. |
Thu nhập | – Môi giới bất động sản được trả phí môi giới dựa trên giá trị của giao dịch thực hiện thành công. – Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành. | – Cò đất được trả thù lao, hoa hồng dựa trên giá trị giao dịch, các khoản chênh ngoài. – Thường không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. |
Tiềm năng phát triển | Môi giới bất động sản là một nghề có tiềm năng phát triển, gia tăng thu nhập, phù hợp với những người có khả năng giao tiếp, tư vấn, đàm phán tốt. | Cò đất thường làm việc theo kinh nghiệm và bản năng. Không được đào tạo bài bản nên khó phát triển, không bền vững. |
Đọc thêm
Cò đất là gì? Làm cò đất có giàu không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đến bây giờ hơn 30 sọi bản thân Mr. Cò có lẽ nên suy nghĩ một cách nghiêm túc là tổ chức một bữa tiệc hội ngộ, tri ân những “đồng môn” cách đây hơn chục năm đã lôi kéo tôi dính vào cái “ổ nhền nhện” đa cấp. Nói một cách sang mồm thì đó là bàn đạp để tôi dấn thân vào con đường môi giới bất động sản như bây giờ.
Cò đất là gì? Đây là thuật ngữ quen dùng hàng ngày nhưng không phải ai cũng nắm rõ. Thậm chí, nhiều người không phân biệt đâu là cò đất, đâu là môi giới bất động sản.
Luật sư Diệp Năng Bình đã đưa ra những phân tích và đề xuất quan trọng về việc cần siết chặt quy định pháp luật trong đấu giá đất và thẩm định giá đất, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngăn chặn "cò đất" lợi dụng kẽ hở để trục lợi và làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Tin liên quan
Quy định về phí môi giới bất động sản như nào? Bên nào sẽ phải trả phí môi giới bất động sản? Hãy cùng xem giải đáp dưới đây.
Trong lĩnh vực môi giới bất động sản, nguyên tắc hoạt động được hiểu là các quy tắc, nguyên lí được đưa ra để đảm bảo tính chuyên nghiệp và minh bạch. Dưới đây là những nguyên tắc của hoạt động môi giới bất động sản mà bạn cần phải biết.
Hoạt động quản lý đào tạo, thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản còn lỏng lẻo, giáo trình lỗi thời, giảng viên thiếu kinh nghiệm… khiến nhiều khóa học trở nên kém hiệu quả.
Hơn 20 triệu đồng là hoa hồng tôi nhận được từ việc môi giới để bán căn hộ đầu tiên của mình. Cuộc đời Mr. Cò chẳng bao giờ quên được cảm giác lâng lâng, vui sướng và nghĩ rằng mình sắp giàu to đến nơi khi cầm trên tay số tiền này.