Tâm sự của đôi vợ chồng quyết định chọn giải pháp thuê nhà chứ không mua để chống ngáo giá
Giữa cơn sốt giá nhà đất Hà Nội, một gia đình trẻ đã quyết định từ bỏ giấc mơ mua nhà để tránh những rủi ro tài chính không đáng có. Thay vì gánh nặng khoản vay ngân hàng, họ chọn giải pháp thuê nhà, tiếp tục sống ổn định và chờ đợi những biến động tiếp theo của thị trường.
Chị Minh Thu, một cư dân mạng đã chia sẻ câu chuyện đầy chông gai của 2 vợ chồng chị trong quá trình tìm nhà ở Hà Nội: "Gia đình mình cách Hà Nội đúng 105 km, hai vợ chồng lấy nhau được 5 năm và có một em bé. Thu nhập gia đình mình khoảng 35 triệu đồng mỗi tháng, trong đó mình làm thuê với mức lương hơn 10 triệu, còn chồng kinh doanh nhỏ lẻ".
Mặc dù có sự hỗ trợ từ bố mẹ với mảnh đất 400 m² đầy đủ sổ đỏ ở quê, việc bán đất để lấy tiền mua nhà Hà Nội không hề dễ dàng. "Đợt đầu năm mình rao bán mảnh đất với giá 6,5 triệu đồng/m² nhưng mãi chẳng có ai mua. Thậm chí 'cò đất' chỉ trả 3-3,5 triệu đồng/m²", chị Thu nói.
Thời gian trôi qua, giá đất không như mong đợi, nhưng gia đình vẫn quyết tâm mua nhà để con cái có điều kiện học hành tốt hơn và lên kế hoạch sinh thêm con: "Cậu mình sau đó bảo cứ tìm nhà đi, cậu sẽ mua lại đất với giá 4,5 triệu/m²". Với sự giúp đỡ từ người cậu, gia đình dự tính bán mảnh đất với giá 4,5 triệu đồng/m², gom góp thêm chút tiền tiết kiệm để có được khoảng 3,5 tỷ đồng.
Thế nhưng, hành trình tìm nhà của họ không hề thuận lợi. Ba tháng trời, 2 vợ chồng rong ruổi khắp mọi ngõ ngách của Hà Nội theo chân các môi giới, nhưng vẫn không tìm được căn nhà vừa ý. Chị Minh Thu bày tỏ: "Mình đi xem khắp nơi, ưng một căn nhà cò rao giá 3,6 tỷ, nhưng khi hỏi thì "cò" không cho gặp chủ nhà, bắt mình phải đưa ra giá trước. Hai vợ chồng mình cố lắm mới trả giá 3,2 tỷ, nhưng sau đó môi giới bặt vô âm tín".
Đỉnh điểm là khi chị Thu biết vợ chồng chị bị môi giới "hét" giá căn nhà cao hơn đến 600 triệu đồng so với giá thực tế và thậm chí căn nhà đó lại còn dính quy hoạch treo: "Cả hai vợ chồng cứ nghĩ đã bàn giao đất cho cậu rồi, giờ không biết phải nói thế nào nữa. Chồng mình nản quá không chịu đi xem nhà, hai vợ chồng còn cãi nhau to".
Chị Thu tiếp tục hành trình đi tìm nhà một mình, nhưng những căn nhà môi giới gửi đều đã từng xem qua hoặc bị đẩy giá lên cao tới 1 tỷ đồng. "Cò còn không chịu gửi hình, chỉ mô tả rồi dẫn mình đến những căn đã xem qua mà giá lại kênh lên tận 600-700 triệu", chị bức xúc.
Cuối cùng, sau nhiều tháng tìm kiếm vô vọng và mệt mỏi, 2 vợ chồng chị Thu quyết định không mua nhà mà chọn giải pháp thuê dài hạn. Họ gửi gần 3 tỷ vào ngân hàng và tiếp tục thuê căn nhà hiện tại với giá 8 triệu đồng/ tháng.
"Mình thuê nhà ở khu Thanh Nhàn, trong ngõ nhưng có chỗ đỗ ô tô. Nghĩ đến việc bỏ ra 3-3,5 tỷ để mua căn nhà sâu trong ngõ, rồi mỗi tháng phải trả lãi ngân hàng cả chục triệu, mình chịu không nổi". Chị chia sẻ thêm: "Chồng mình bảo nếu giá nhà còn lên nữa thì có khi chúng mình thuê thêm chục năm rồi về quê sống phụng dưỡng ông bà".
Gia đình trẻ này đã chọn cách tránh xa những rủi ro khi giá nhà quá cao và thị trường bất ổn. Họ nhận ra rằng cuộc sống thuê nhà mang lại sự linh hoạt, thoải mái và không áp lực tài chính.
"Quê giờ cũng như phố, chỉ có điều ít đông đúc hơn, nhưng bù lại không khí trong lành, thoải mái hơn nhiều", chị Thu nói.
Câu chuyện của họ là một bài học về việc biết dừng lại đúng lúc, chấp nhận giải pháp linh hoạt thay vì chạy đua theo thị trường "ngáo giá".
Với tài chính như gia đình chị Thu, trong bối cảnh giá nhà đất "ngáo" như hiện nay, bạn chọn cách tiếp tục thuê nhà để giữ sự linh hoạt tài chính hay sẵn sàng gánh chịu áp lực lớn để sở hữu một căn nhà ở Hà Nội?
Đọc thêm
Công việc sale bất động sản tưởng chừng là con đường rộng mở đến với thu nhập cao, nhưng thực tế đầy thử thách và áp lực. Không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, nhiều sale còn rơi vào cảnh "sống dở chết dở" khi khách hàng đòi hỏi cắt hoa hồng để có giá ưu đãi hơn.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên nóng bỏng, nhiều nhà đầu tư vẫn quyết định "đu đỉnh" và chấp nhận gồng lãi ngân hàng với hy vọng giá đất sẽ ổn định hoặc lãi suất sẽ giảm xuống.
Trước sự leo thang không ngừng của giá bất động sản, có lẽ chúng ta nên xem xét lại cách mà áp lực tài chính đang tác động đến tình yêu và mối quan hệ cá nhân.
Tin liên quan
Tối ngày 7/9, sau nửa ngày hoành hành tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình… siêu bão Yagi chính thức ập vào Hà Nội. Gió mạnh, kèm mưa đã khiến cửa kính nhiều nhà cao tầng rung lên bần bật.
Trong cơn bão số 3 đổ bộ thì rất nhiều cư dân nhà chung cư cao tầng băn khoăn: Chung cư tầng cao nên hé các cửa cho gió lưu thông hay nên đóng kín các cửa?
Khi bão Yagi (bão số 3) hoành hành hôm nay (7/9/2024), rất nhiều thiệt hại đã được ghi nhận tại Quảng Ninh. Với sức gió mạnh, nhà chung cư cao tầng, cao ốc, khách sạn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Bài mới
Mới đây, tại chung cư HH3B Linh Đàm, thang máy bất ngờ gặp sự cố và rơi tự do từ tầng 7 xuống tầng 4, khiến nhiều cư dân không khỏi bàng hoàng và hoảng loạn. Sự cố này tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về an toàn của thang máy trong khu chung cư HH Linh Đàm, nơi đã từng nhiều lần xảy ra những trục trặc tương tự.
Bạn đã bao giờ ngồi cà phê với bạn bè và thở dài: "Bao giờ mới mua nổi cái nhà?". Nếu có, bạn không phải là người duy nhất. Hơn bao giờ hết, thị trường bất động sản Việt Nam đang trở thành một câu chuyện hài kịch với mức giá "trên trời". Câu chuyện không còn là riêng của ai, mà là nỗi lòng chung của cả một thế hệ.