Tranh luận về bão Yagi: "Cái cây mà biết nói năng..."
Bình luận về việc bão Yagi khiến hàng loạt cây ở Hà Nội đổ sập, Facebook Trần Trọng An mở đầu: "Hôm qua, đi một vòng quanh Hà Nội, gần như phố nào cũng có cây đổ".
Duy chỉ có tuyến Võ Nguyên Giáp, từ cầu Nhật Tân đi Nội Bài, các hàng cây gần như nguyên vẹn. Nguyên nhân là cây nào cũng được làm trụ sắt chống rất vững chãi. Nay ngồi đọc 1 lượt các bài viết về trồng cây đô thị. Tạm thời gác lại chuyện đúng sai, hãy cùng nhau tìm hiểu về tính ngụy biện trong các bài viết, một cách để học cách chia sẻ quan điểm, phản biện với người khác.
1/ Nguỵ biện thẩm quyền: "Các ông có chuyên môn gì, biết gì về cây xanh mà nói", là một dạng ngụy biện phổ biến, viện dẫn người có thẩm quyền mới có quyền nêu ý kiến, mới nói đúng.
Điểm cần lưu ý:
- Người có chuyên môn, hiểu biết về cây xanh chưa chắc đã nói đúng.
- Người không có chuyên môn không có nghĩa là không được nói, mà đôi khi lập luận của họ chưa chắc đã sai.
2/ Ngụy biện lảng tránh chủ đề chính
Đang tranh luận về trồng cây trong bầu đúng hay sai, đưa chuyện thành phố đang khắc phục hậu quả, nơi khác đang lũ lụt, sao đi bàn chuyện cây đổ, trồng lại cây.
Điểm cần lưu ý: Khắc phục hậu quả, nơi khác đang lũ lụt và trồng cây trong bầu là những vấn đề khác nhau. Việc làm sáng tỏ 1 vấn đề này, không ảnh hưởng tới các vấn đề khác.
3/ Ngụy biện tấn công chủ thể
Cái này cũng siêu nhiều:
- Ông có giỏi thì đi dọn dẹp, trồng lại cây đi, đừng ngồi đó làm anh hùng bàn phím.
- Ông đã trồng cây bao giờ chưa mà ngồi đấy phán như đúng rồi về cách mà người ta trồng cây.
= Người trực tiếp trồng cây lo cây chết hơn các ông ấy chứ, nên họ đương nhiên biết cách làm sao cho đúng.
4/ Ngụy biện đánh tráo khái niệm, nhân - quả
- Cây đổ là do gió to chứ liên quan gì tới trồng trong bầu.(Không phải cây nào bị gió to cũng đổ)
- Bão to nên cây rễ cọc lâu năm cũng đổ nói gì cây trong bầu.
(Tỷ lệ cây có rễ cọc lâu năm đổ so với cây trồng trong bầu đổ là bao nhiêu?)
***
Sơ sơ vậy đã...
Đọc thêm
Bão Yagi không chỉ nghiệm thu các chung cư rất minh bạch, khách quan khi làm lộ ra những vết nứt tường to tướng, hầm xe thì ngập nước, cửa sổ bị nát tứ tung, mà còn nghiệm thu cả việc trồng cây xanh ở Hà Nội khi “bóc” ra những cây trồng còn nguyên cả bao dứa bọc rễ, hoặc trồng hời hợt trên gạch, hay những hố trồng cây nông choèn.
Sau trận bão Yagi, nhiều khu vực tại Ecopark đã bị tàn phá nặng nề, để lại khung cảnh hoang tàn và hư hại. Những hàng cây xanh bị quật đổ, công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cư dân không khỏi xót xa trước vẻ đẹp vốn có của khu đô thị xanh này.
Cơn bão Yagi với sức gió mạnh đã thổi bay cửa của một căn hộ chung cư ở Hà Nội, buộc cư dân phải sơ tán sang nơi ở tạm. Một số tòa nhà khác cũng chịu thiệt hại nặng nề khi trần thạch cao bị sập, nước mưa ào ạt tràn vào thang máy.
Khi bão Yagi (bão số 3) hoành hành hôm nay (7/9/2024), rất nhiều thiệt hại đã được ghi nhận tại Quảng Ninh. Với sức gió mạnh, nhà chung cư cao tầng, cao ốc, khách sạn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Tin liên quan
Nhưng khi bão đến nghĩ đến mấy cái cửa kính mà đau tim, chỉ sợ nó bung ra. View đẹp cũng chả thiết, lúc đấy chỉ mong có cái toà nhà thật cao ngay trước mặt để nó chắn bớt gió đi thôi!
Sau trận bão Yagi, nhiều khu vực tại Ecopark đã bị tàn phá nặng nề, để lại khung cảnh hoang tàn và hư hại. Những hàng cây xanh bị quật đổ, công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cư dân không khỏi xót xa trước vẻ đẹp vốn có của khu đô thị xanh này.
Cơn bão Yagi với sức gió mạnh đã thổi bay cửa của một căn hộ chung cư ở Hà Nội, buộc cư dân phải sơ tán sang nơi ở tạm. Một số tòa nhà khác cũng chịu thiệt hại nặng nề khi trần thạch cao bị sập, nước mưa ào ạt tràn vào thang máy.
Bài mới
Đến bây giờ hơn 30 sọi bản thân Mr. Cò có lẽ nên suy nghĩ một cách nghiêm túc là tổ chức một bữa tiệc hội ngộ, tri ân những “đồng môn” cách đây hơn chục năm đã lôi kéo tôi dính vào cái “ổ nhền nhện” đa cấp. Nói một cách sang mồm thì đó là bàn đạp để tôi dấn thân vào con đường môi giới bất động sản như bây giờ.