Bản tin chứng khoán 4/9: Bất động sản du lịch sẽ là "trend" mới?
Chốt phiên hôm nay 4/9, chỉ số VN-Index giảm 8,07 điểm xuống 1.275,8 điểm.
Bài viết này thuộc series Điểm tin chứng khoán
Thông tin về chứng khoán, tài chính bất động sản hot nhất được Hometoday cập nhật hàng ngày cho những doanh nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư siêu bận rộn cần cái nhìn toàn cảnh về diễn biến thị trường.
Tổng khối lượng giao dịch cuối ngày trên sàn HoSE ghi nhận khoảng 648 triệu đơn vị, giá trị 15.718,7 tỷ đồng với 313 mã giảm, 117 mã tăng. Chỉ số VN30 tăng 3,13 điểm (0,24%) lên 1326,67 điểm.
Ở sàn HNX, có 60 mã tăng và 106 mã giảm. Chỉ số HNX-Index giảm 1,42 điểm (tương đương 0,06%), xuống 236,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 51,5 triệu đơn vị, giá trị 1035,4 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM Index giảm 0,42 điểm (0,44%) xuống 93,75 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 31,3 triệu đơn vị, giá trị 532 tỷ đồng.
Qua thống kê, cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản tăng trong phiên hôm nay với 15,49 điểm (0,58%). Nếu tính từ đầu năm, nhóm ngành này đã thoát khỏi đà giảm, ghi nhận tăng 1,72%. Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, các mã chứng khoán lĩnh vực bất động sản chốt phiên ghi nhận tăng trưởng 7,29%.
Nhóm mã chứng khoán bất động sản ghi nhận cuối phiên hôm nay tiếp tục có sự phân hóa. Các mã VHM, VRE, KDH, PDR… ghi nhận tăng điểm. VHD, MA1 ghi nhận phiên tăng trần.
Các mã chứng khoán bất động sản ghi nhận sụt giảm có thể kể đến IDC, VPI, SIP, SNZ...
Thị trường chứng khoán vừa trải qua tháng 8 hồi phục, VN-Index tăng gần 3% qua đó leo trên 1.280 điểm trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ. Dù rung lắc vẫn xuất hiện liên tục và chỉ số nhiều thời điểm chủ yếu đi ngang với biên độ hẹp song tâm lý nhà đầu tư đã ổn định hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Ông Petri Deryng - người đứng đầu quỹ PYN Elite Fund đến từ Phần Lan dự đoán: Một khi mức 1.300 điểm bị phá vỡ, dữ liệu kinh tế tích cực sẽ hỗ trợ cho kịch bản chỉ số VN-Index có thể đóng cửa năm ở mức cao hơn đáng kể.
Với ngành bất động sản, câu chuyện về hàng tồn kho cũng như áp lực trái phiếu là vấn đề được đưa ra bàn luận, nhắc đến sau nửa đầu năm các mã bất động sản liên tục điều chỉnh, khiến tâm lý nhà đầu tư e dè.
Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, việc các văn bản pháp luật mới có hiệu lực sẽ phần nào phân hóa các doanh nghiệp, để biết doanh nghiệp nào đủ nguồn lực, năng lực tài chính, độ hoàn thiện pháp lý các dự án. Bối cảnh hiện nay cho thấy, vấn đề về pháp lý dự án bất động sản đang là một trong những mối quan tâm chính của khách hàng.
Ông Đàm Quang Hoàn - Tổng giám đốc Công ty AZ Green Land nhận định, thời gian tới, cơ hội có thể sẽ đến nhiều hơn với bất động sản nghỉ dưỡng, khi mà bối cảnh hiện tại có nhiều thuận lợi “cổ vũ” cho phân khúc này khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã có những quy định cụ thể về việc cấp chứng nhận sở hữu cho chủ đầu tư với toàn dự án, hoặc chứng nhận sử hữu cho nhà đầu tư thứ cấp cho mỗi sản phẩm. Từ đó, tạo điều kiện cho việc đảm bảo quyền sở hữu, mua bán, chuyển nhượng, cho tặng hoặc thế chấp.
Ông Hoàn dự báo, khoảng từ giữa năm 2025 trở đi, thị trường nghỉ dưỡng sẽ phục hồi mạnh mẽ, bởi đây là phân khúc phụ thuộc nhiều vào du lịch, cùng với đó là sự lan toả đến phân khúc này sau khi các phân khúc khác đã phục hồi mạnh mẽ. Do đó, 1,5-2 năm nữa sẽ là thời điểm tốt để các dự án có thể ra mắt thị trường, nhất là phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng.
Một phần lý giải cho việc bất động sản nghỉ dưỡng được dự báo sẽ tạo nên xu hướng mới, là bởi dòng tiền từ các nhà đầu tư Hà Nội có thể chạy ra vùng ven, thậm chí ở các tỉnh xa.
“Môi giới tập trung cục bộ ở Hà Nội, thông tin dự án ‘cô đọng’, chủ yếu ở thị trường Thủ đô khiến nhà đầu tư cũng bị cuốn theo. Đây là một trong những lý do khiến dòng tiền chưa chảy nhiều ra tỉnh ngoài”, ông Lê Xuân Nga - Tổng giám đốc BHS Property chia sẻ.
Theo ông Nga, thị trường nhà ở Thủ đô đang trong tình trạng giá căn hộ neo quá cao, đất nền đấu giá cũng bị thổi lên một cách vô tội vạ./.
Đọc thêm
Tin liên quan
Bài mới
Kể từ ngày 4/10/2024, Nghị định 123/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định rõ ràng về các hình thức xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Các hành vi như chậm trễ trong việc sang tên hay tự ý sửa đổi thông tin trên sổ đỏ sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức phạt có thể lên đến 100 triệu đồng.
Sự sôi động của thị trường bất động sản Việt Nam trong quý III năm 2024 cho thấy những chuyển biến tích cực, mặc dù vẫn tồn tại nhiều thách thức. Theo VARS, thị trường bất động sản dự kiến sẽ tiếp tục "nóng" lên vào cuối năm khi các quy định pháp lý mới chính thức có hiệu lực, cùng với việc các chủ đầu tư gia tăng tốc độ triển khai dự án.
Sau một thời gian dài ảm đạm, bất động sản vùng ven và ngoại ô đang chứng kiến sự phục hồi đầy hứa hẹn. Với hạ tầng giao thông và dịch vụ phát triển, nhu cầu mua đất tại đây ngày càng tăng. Phong trào "bỏ phố về quê" vẫn tiếp diễn, khi nhiều người tìm về vùng ngoại ô để xây dựng homestay và phát triển các mô hình sinh thái độc đáo.