Cách đặt tên nhà chung cư ở Hà Nội: Khác gì đánh đố người dân và... shipper?
Một trong những thứ gây sợ hãi cho người dân Thủ đô, rất nhỏ nhưng lại vô cùng khó chịu, đó là Tên Các Toà Chung Cư!
Khu đô thị Linh Đàm thuở còn là đỉnh của lòng chảo, kiểu mẫu của Hà Nội, xuống tìm nhà bà chị toàn thấy Nơ (NƠ) rồi đánh số sau đó. Hoá ra nó là viết tắt của Nhà Ở.
Rồi khi ở VOV, các toà nhà còn dã man hơn. CT1-C1, CT1-C2, CT1-C3 rồi CT2-C1, CT2-C2, CT2-D1, CT2-D2... Loạn hết cả cào cào.
Thôi thì ở vùng sâu, vùng xa đã dành, trong vành đai 2, nghe cái tên sang chảnh như Ngoại giao đoàn cũng thảm hoạ không kém. NO1-T1 đến N01- T8; N02-T1, N02-T2, N02-T3 rồi lại N03-T1, N03-T2, N03-T8...
Cả chục toà đan xen bởi các N0 và các mã số. Không đỡ nổi luôn. (Mọi người còn thấy chỗ nào đặt tên thảm hoạ nữa thì comment bổ sung cho vui).
Những người ở trong khu này lâu thì nhắm mắt cũng đi được nhưng đội Grab, Taxi, shipper thì không khác gì bịt mắt phi dao trúng đích. Mỗi lần giao hàng mà gặp người mới là mỏi mồm hướng dẫn.
Cách đặt tên máy móc gây sợ hãi cho người dân xuất phát từ đâu?
Hoá ra là từ hồ sơ, thủ tục xây dựng. CT là Cao tầng (nhìn là biết cao tầng, cần gì phải viết), NO hay NƠ là Nhà Ở (ko phải nhà ở thì nhà để bỏ hoang à). Rồi các bố chủ đầu tư cứ thế máy móc mang sang đặt cái tên cho cả toà nhà.
Nhiều toà đẹp đẽ, long lanh, có dấu ấn thiết kế riêng nhưng vẫn được đặt những cái tên NƠ, XÊ-TÊ nghe phát ớn.
Trong khi đó, Vinhomes, Ecopark hay 1 số dự án khác họ đặt những cái tên rất hay ho, hấp dẫn. Nghe phát là biết nó ở khu nào hoặc đặc điểm của nó ra sao.
Cách đặt tên thảm hoạ này có phải bắt buộc không theo quy định của Bộ Xây dựng hoặc 1 cơ quan nào đó không? Có cách nào để cho các chủ đầu tư, các kiến trúc sư tiếp thu cái này mà sửa hoặc đặt tên toà nhà cho nó vừa dễ nhớ, dễ tìm và lịch lãm hơn không?
Bài mới
Đến bây giờ hơn 30 sọi bản thân Mr. Cò có lẽ nên suy nghĩ một cách nghiêm túc là tổ chức một bữa tiệc hội ngộ, tri ân những “đồng môn” cách đây hơn chục năm đã lôi kéo tôi dính vào cái “ổ nhền nhện” đa cấp. Nói một cách sang mồm thì đó là bàn đạp để tôi dấn thân vào con đường môi giới bất động sản như bây giờ.
Bão Yagi không chỉ nghiệm thu các chung cư rất minh bạch, khách quan khi làm lộ ra những vết nứt tường to tướng, hầm xe thì ngập nước, cửa sổ bị nát tứ tung, mà còn nghiệm thu cả việc trồng cây xanh ở Hà Nội khi “bóc” ra những cây trồng còn nguyên cả bao dứa bọc rễ, hoặc trồng hời hợt trên gạch, hay những hố trồng cây nông choèn.