Điểm tin BĐS - tài chính 14/11: Đất nền gần Vành đai 4 tăng giá chục triệu đồng/m²
Chung cư và condotel tại Đà Nẵng phục hồi mạnh mẽ; Tập đoàn Nhật Bản muốn đầu tư phát triển nhà giá thấp tại Việt Nam; Ngân hàng SCB giảm chuyển tiền, dừng dịch vụ khách vip… là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (14/11).
Bài viết này thuộc series Điểm tin BĐS - tài chính
Những thông tin nóng nhất về bất động sản và tài chính được cập nhật sớm nhất trên Home Today vào 6h sáng mỗi ngày cho các doanh nhân, doanh nghiệp, những nhà đầu tư thông thái.
Đất nền gần Vành đai 4 tăng giá chục triệu đồng/m²
Nhiều lô đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội đang có dấu hiệu tăng đáng kể, có nơi đã bất ngờ tăng giá hàng chục triệu đồng/m² chỉ sau vài tháng khi dự án đường Vành đai 4 thi công, xây dựng.
Khảo sát của chuyên trang batdongsan.com.vn mới đây cho thấy, số lượng nhà đầu tư tìm hiểu phân khúc đất nền gần dự án Vành đai 4 có xu hướng tăng khoảng 30% so với các quý trước đó. Đơn cử tại các khu vực huyện vùng ven Hà Nội có Dự án đường Vành đai 4 đi qua như: Huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Thanh Oai, Đan Phượng... tùy từng khu vực, lượng giao dịch cũng tăng từ 10-20% so với các tháng của quý III/2024.
Nhiều chuyên gia bất động sản nhận định, Dự án đường Vành đai 4 (Hà Nội) triển khai, đi qua các địa phương đang làm tăng "sức nóng" đối với phân khúc đất nền. Tín hiệu này khiến cho không ít nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi quan tâm, thậm chí vội vàng xuống tiền mua đất nền bám theo dự án.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích rằng việc thực hiện các dự án hạ tầng giao thông mang tính dài hạn. Nhà đầu tư cần giữ thái độ thận trọng, tránh cuốn theo các thông tin quy hoạch hạ tầng, cơn sốt đất ảo trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn hồi phục; thậm chí, một số nơi đang có hiện tượng tăng giá đất nền một cách vô căn cứ.
Chung cư và condotel tại Đà Nẵng phục hồi mạnh mẽ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng, đặc biệt là phân khúc chung cư và condotel, đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024, với mức độ quan tâm và giá bán tăng đáng kể. Theo thông tin từ Batdongsan.com.vn, trong 10 tháng đầu năm 2024, giá bán condotel tại Đà Nẵng đã tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, giá rao bán tại thị trường này dao động từ 40 triệu đồng/m² đến hơn 100 triệu đồng/m², đặc biệt là các dự án cao cấp. Tốc độ tăng trưởng này cũng được phản ánh qua việc nhu cầu tìm kiếm condotel và chung cư tăng 45%, với giá bán tăng 14% tronHu3 quý đầu năm.
Một số yếu tố thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bao gồm sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và các dự án condotel cao cấp ven biển Mỹ Khê được cấp phép xây dựng.
Dòng sản phẩm này đang dần chuyển mình theo hướng bền vững hơn, giúp tạo ra kỳ vọng về lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là trong việc khai thác cho thuê giá cao, với tỷ lệ tăng giá cho thuê tại Đà Nẵng lên đến 28,3% trong quý IV/2024.
Thị trường condotel và chung cư Đà Nẵng còn thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư ở Hà Nội và TP.HCM, với lượt tìm kiếm các sản phẩm này tăng 30% và 20% so với quý trước.
Đề xuất thí điểm nhận đất nông nghiệp làm nhà ở thương mại
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã trình bày dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Mục đích của nghị quyết là tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận đất đai của nhà đầu tư, một trong những nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao. Việc mở rộng các điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất sẽ giúp hạn chế khiếu kiện, đảm bảo công bằng trong tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư và địa phương, đồng thời duy trì nguồn cung ổn định cho thị trường nhà ở thương mại.
Nghị quyết áp dụng trên phạm vi toàn quốc đối với các dự án nhà ở thương mại và yêu cầu nhà đầu tư phải tuân thủ các điều kiện về quy hoạch và pháp luật liên quan.
Dự thảo nhận được sự đồng tình của Ủy ban Kinh tế, tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị làm rõ phạm vi áp dụng và điều kiện thực hiện, đặc biệt liên quan đến các loại đất như đất lúa, đất rừng và đất quốc phòng, nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng đất quan trọng.
Tập đoàn Nhật Bản muốn đầu tư phát triển nhà giá thấp tại Việt Nam
Trong những năm qua, thị trường nhà ở TP. HCM chứng kiến sự thiếu hụt nguồn cung nhà ở giá thấp, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH) và nhà vừa túi tiền. Năm 2020, TP.HCM cung cấp gần 17.000 căn hộ giá vừa phải; nhưng trong 3 năm qua, chủ yếu lại là căn hộ cao cấp.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thành phố hiện thiếu khoảng 200.000 căn NƠXH và 60% trong số này là nhu cầu của công nhân và lao động nhập cư cần thuê nhà lâu dài. Tuy nhiên, đến nay, TP.HCM chỉ mới thực hiện được 2,9% kế hoạch phát triển NƠXH cho giai đoạn 2021-2025.
Trong bối cảnh này, các tập đoàn lớn của Nhật Bản, như Tổ chức Tài chính nhà ở Nhật Bản (JHF) và Tập đoàn Sekisui Heim, đang bày tỏ sự quan tâm hợp tác phát triển nhà giá thấp tại Việt Nam. Một trong những giải pháp được đề xuất là sử dụng nhà lắp ghép, một mô hình đã thành công tại Thái Lan.
Tuy nhiên, mặc dù giải pháp này có thể giúp giảm chi phí, nhưng ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, chi phí vẫn là vấn đề lớn cần giải quyết, đặc biệt là đối với nhà ở xã hội. Chính phủ hiện đang áp dụng nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển NƠXH, bao gồm giảm thuế và lãi suất vay ưu đãi, nhằm thúc đẩy nguồn cung nhà ở giá rẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Vingroup tách cơ cấu VinFast
Vingroup vừa thông báo việc tách VinFast thành lập một công ty con mới, có tên Công ty Đầu tư VinFast, nhằm quản lý các khoản đầu tư ra nước ngoài của VinFast. Công ty mới này có trụ sở tại Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, TP. Hải Phòng và vốn điều lệ đạt 2.464 tỷ đồng.
Tỷ lệ sở hữu của Vingroup tại Công ty Đầu tư VinFast là 51,1%, trong khi tỷ lệ sở hữu của Vingroup trong VinFast sau chia tách là 61,06%.
Ngoài ra, Vingroup cũng đã thông qua các kế hoạch tài chính lớn, bao gồm việc cấp cho VinFast khoản vay tối đa 35.000 tỷ đồng trong 2 năm tới để phục vụ các hoạt động đầu tư và sản xuất.
Bên cạnh đó, Vingroup sẽ chuyển đổi các khoản vay hiện tại với VinFast (lên đến 80.000 tỷ đồng) thành vốn góp, qua đó mua thêm cổ phần ưu đãi trong VinFast với các quyền lợi như cổ tức và quyền chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Chủ tịch Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, cũng cam kết tài trợ thêm 50.000 tỷ đồng từ tài sản cá nhân để hỗ trợ sự phát triển của VinFast, bên cạnh cam kết tài trợ 1 tỷ USD trước đó.
Ngân hàng SCB giảm chuyển tiền, dừng dịch vụ khách vip
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo giảm hạn mức chuyển tiền nhanh Napas 247 cho khách hàng cá nhân. Cụ thể, mỗi khách hàng chỉ có thể chuyển tối đa 50 triệu đồng/lần/ngày qua các kênh giao dịch tại quầy và SCB eBanking.
Các giao dịch xác thực bằng vân tay hoặc Face ID có hạn mức 2 triệu đồng/lần và 50 triệu đồng/ngày, trong khi xác thực qua OTP/Token Keypass có thể chuyển tối đa 50 triệu đồng/lần và ngày. Đây là lần thứ năm SCB thay đổi hạn mức trong vòng chưa đầy 3 tháng.
Bên cạnh đó, SCB cũng tạm ngừng triển khai chính sách xếp hạng Hội viên SCB Premier mới và dừng các ưu đãi dành cho khách hàng VIP từ tháng 12/2024.
Ngân hàng cũng đóng cửa 4 phòng giao dịch tại các tỉnh thành và điều chỉnh hoạt động kinh doanh sau khi bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt từ năm 2022. Việc này nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính và phục hồi hoạt động của ngân hàng sau sự cố rút tiền hàng loạt vào tháng 10/2022./.
Đọc thêm
Theo ông David Jackson - Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, đất nền và chung cư đều có thế mạnh riêng và không thể thay thế được nhau. Giá của cả 2 phân khúc này cũng sẽ tiếp tục tăng.
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 14/11 có các thông tin nổi bật sau: Bắc Ninh sắp mở bán gần 600 căn nhà ở xã hội, giá từ 9,5 triệu/m2; Khu đô thị Sun Group Hà Nam dự kiến vượt tiến độ thi công;....
Trong quý III/2024, mặc dù nguồn cung nhà ở đã có sự cải thiện đáng kể, giá nhà vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng vẫn vượt gần 15 lần giá khởi điểm; Thu hồi hơn 110 địa điểm sử dụng nhà đất công không đúng quy định; Doanh nghiệp bất động sản "oằn mình" gánh tiền sử dụng đất... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (12/11).
Tin liên quan
Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức không còn cảnh đông đúc, tấp nập như hai phiên đấu giá trước. Tuy nhiên, mức giá trúng không vì vậy mà giảm sút.
Ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, việc dùng dữ liệu từ 2 năm qua để xác định giá đất ở các thị trường bất động sản chưa hồi phục là bất hợp lý, vì có thể trùng với giai đoạn "nóng sốt". Điều này dễ dẫn đến việc định giá không phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay.
Hà Nội ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TP liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Thị trường bất động sản tháng 10/2024 ghi nhận đà tăng giá đáng kể của chung cư tại các khu vực ven TP.HCM như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, với mức tăng từ 3-8% trong vòng 3-6 tháng gần đây.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.