Giá nhà giảm sâu nhưng người mua vẫn quay lưng, làn sóng dừng mua nhà vẫn tiếp diễn
Dù các căn hộ chung cư ở Hà Nội đã hạ giá hàng trăm triệu đồng chỉ trong vài ngày qua nhưng lượng người mua vẫn thưa thớt. Trong khi số lượng người quyết định ngừng mua nhà ngày càng gia tăng.
Chỉ trong vòng một tuần, nhóm Facebook "Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá" đã có thêm hàng chục nghìn người tham gia. Hiện tại, nhóm đã vượt qua con số 86.000 thành viên, tăng hơn 17.000 người so với cùng kỳ tuần trước.
Trong nhóm, nhiều người tiếp tục chia sẻ những câu chuyện về việc kiên quyết không chấp nhận mức giá căn hộ chung cư đang bị đẩy lên quá cao.
Tài khoản Huyền Trang chia sẻ rằng sau khi tìm hiểu kỹ, chị đã quyết định mua một căn chung cư với giá 4.050.000.000 đồng. Tuy nhiên, khi tiến hành ký hợp đồng đặt cọc, môi giới lại báo tin chủ nhà muốn tăng giá thêm 50 triệu đồng mới chịu bán. Dù không hài lòng, chị Trang vẫn đồng ý trả thêm để sớm sở hữu căn hộ. Nhưng chỉ một tuần sau, chủ nhà lại đòi chị phải trả thêm 20 triệu đồng nữa. Quá bức xúc trước sự tăng giá liên tục, chị Trang quyết định đòi lại tiền cọc và từ bỏ việc mua nhà.
Vợ chồng chị Trang tiếp tục tìm kiếm một căn hộ khác với giá 4,3 tỷ đồng, nhưng khi đến thời điểm ký hợp đồng đặt cọc, môi giới thông báo rằng chủ nhà đã quyết định không bán nữa và chờ tăng giá. Vài ngày sau, môi giới lại liên lạc, cho biết chủ nhà đã đồng ý bán nhưng với điều kiện phải tăng thêm 50 triệu đồng. Trước tình hình thị trường bất ổn, vợ chồng chị Trang quyết định gửi tiền vào ngân hàng và tạm hoãn kế hoạch mua nhà. Theo chị, thị trường đang quá loạn để có thể đưa ra quyết định lớn như vậy.
Trong nhóm, các thành viên khác cũng chia sẻ rằng giá căn hộ chung cư đã bắt đầu có dấu hiệu giảm, cho thấy làn sóng "tẩy chay" đang phát huy tác dụng và mọi người tiếp tục kiên quyết nhằm đưa giá nhà về mức hợp lý hơn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người gặp khó khăn khi giao dịch nhà đất, bởi làn sóng từ chối mua nhà đang lan rộng và ảnh hưởng lớn đến thị trường.
Cụ thể, chị Hoàng Hằng chia sẻ rằng, chị đang sống trong một căn hộ 2 phòng ngủ ở tòa nhà đã hoạt động được khoảng 12 năm (Minh Khai, Hà Nội). Muốn chuyển sang căn 3 phòng ngủ rộng hơn cùng tòa (gọi là căn 3A), chị đã rao bán căn hộ của mình.
Tuy nhiên, từ tháng 3 năm nay, chủ nhà căn 3A liên tục tăng giá chào bán vì họ cũng phải mua nhà khác với giá cao hơn, khiến chị Hằng phải nâng giá chào bán căn 2 phòng ngủ của mình để bù đắp chi phí. "Vì nếu không tăng theo, phần tiền chênh lệch sẽ vượt dự kiến kinh tế", chị Hằng nói.
Khi thấy một căn hộ 3 phòng ngủ ở tòa nhà khác (gọi là căn 3B) có giá hợp lý, chị quyết định hạ giá căn hộ của mình xuống 500 triệu đồng để bán nhanh, nhưng vẫn không có người mua. Kết quả là cả căn của chị, căn 3A và căn 3B đều không có giao dịch. Chị Hằng quyết định sửa sang căn 2 phòng ngủ để tiếp tục ở và mong muốn thị trường bất động sản sớm ổn định để những người có nhu cầu thực sự như chị có thể đổi nhà. Chị cũng lưu ý rằng dù đã hạ giá, nhưng trên các trang bất động sản vẫn thấy giá cũ, do các môi giới không muốn tiết lộ việc chủ nhà bắt đầu giảm giá.
Bên cạnh những lợi ích như giúp đưa thị trường về giá thực, một số ý kiến cho rằng làn sóng này cũng mang yếu tố cực đoan, làm nhiều chủ nhà bị ghét oan và gây khó khăn trong giao dịch. Còn bạn thì sao, bạn có nghĩ rằng nếu không tiết chế "làn sóng" trên sẽ dễ dẫn đến phản tác dụng?
Theo khảo sát gần đây, nhiều căn hộ chung cư ở Hà Nội hiện đang được rao bán với mức giá giảm từ 300 - 500 triệu đồng so với khoảng một tháng trước.
Trước đó, Bộ Xây dựng cho biết giá căn hộ chung cư trên thị trường đã tăng mạnh từ 20-33% trong quý II. Để tìm được những căn hộ có giá bán ổn định hơn, người mua thường phải xem xét các khu vực ngoại ô, nơi giá căn hộ ít nhất cũng ở mức từ 3,2-4,5 tỷ đồng cho các căn hộ từ 2-3 phòng ngủ.
Đọc thêm
Ban quản trị chung cư có lương không phụ thuộc vào quyết định của cư dân tại hội nghị nhà chung cư. Tham khảo những thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết:
Số lượng, thành phần Ban quản trị chung cư được quy định như thế nào? Cùng Hometoday tìm hiểu ngay bằng những thông tin chi tiết dưới đây:
Thang máy chung cư HH2C thuộc khu đô thị Linh Đàm bất ngờ di chuyển lên khi người dân còn đang bước vào, cửa chưa được đóng hết...
Tin liên quan
Bạn có thể đã nghe vô số lý do về việc tại sao người ta chọn mua hay không mua nhà ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM. Tuy nhiên, lý do sau đây có thể khiến bạn phải cân nhắc lại quyết định của mình.
Hàng chục cư dân sinh sống tại chung cư 6th Element (phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) phản ánh số điện thoại của họ bỗng nhiên bị tung lên trang "web đen" và liên tục bị người lạ quấy rầy, làm phiền.
Được quảng cáo là có vị trí đắc địa, Lumi Hà Nội (Lumi Hanoi) di chuyển vào nội đô chỉ 10 phút nhưng thực tế thì không phải vậy, dân mạng khẳng định điều này có thể nếu đi vào mùng 1 Tết.
Bài mới
Mới đây, tại chung cư HH3B Linh Đàm, thang máy bất ngờ gặp sự cố và rơi tự do từ tầng 7 xuống tầng 4, khiến nhiều cư dân không khỏi bàng hoàng và hoảng loạn. Sự cố này tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về an toàn của thang máy trong khu chung cư HH Linh Đàm, nơi đã từng nhiều lần xảy ra những trục trặc tương tự.
Bạn đã bao giờ ngồi cà phê với bạn bè và thở dài: "Bao giờ mới mua nổi cái nhà?". Nếu có, bạn không phải là người duy nhất. Hơn bao giờ hết, thị trường bất động sản Việt Nam đang trở thành một câu chuyện hài kịch với mức giá "trên trời". Câu chuyện không còn là riêng của ai, mà là nỗi lòng chung của cả một thế hệ.