Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô vào tối 10/10
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 2585/UBND-NC về việc điều chỉnh thời gian bắn pháo hoa để kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Theo thông báo mới, màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra từ 21h30 đến 21h45 ngày 10/10, thay vì vào tối 9/10 như dự kiến trước đó.
Thực hiện Thông báo số 1788-TB/TU ngày 9/7/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kết luận của Thường trực Thành ủy về việc tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND TP điều chỉnh kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/195-10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Cụ thể, UBND TP. Hà Nội điều chỉnh thời gian tổ chức bắn pháo hoa từ 21h30 đến 21h45 ngày 10/10/2024. Trước đó, TP. Hà Nội dự kiến thời gian bắn pháo hoa từ 21h30 đến 21h45 ngày 9/10/2024.
Các chi tiết liên quan đến địa điểm, điểm bắn, trận địa bắn, thời gian, số lượng đạn pháo hoa, kinh phí và nhiệm vụ của các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, và các đơn vị liên quan sẽ giữ nguyên theo Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 29/6/2024 của UBND TP. Hà Nội về việc tổ chức bắn pháo hoa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Theo kế hoạch, thành phố sẽ thực hiện bắn pháo hoa tại 30 điểm với tổng cộng 31 trận địa. Trong đó, 1 trận địa tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình và khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm sẽ kết hợp bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp với 800 quả và 24 giàn hỏa thuật chứa 480 ống hỏa thuật.
8 trận địa khác sẽ bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với tầm thấp, mỗi trận địa có 600 quả, đặt tại các vị trí như trước trụ sở Báo Hànộimới và Bưu điện Hà Nội (quận Hoàn Kiếm); Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ); đảo Dừa, Công viên Thống Nhất, phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng); hồ Văn Quán, phường Văn Quán (quận Hà Đông); Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây); khu đất dự án hồ điều hòa, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì); và Trung tâm Thể dục, thể thao huyện Đông Anh.
Thêm vào đó, 22 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp sẽ được bố trí tại: Đông Nam hồ Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình); Công viên hồ Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai); Công viên 02, phường Việt Hưng (quận Long Biên); bán đảo hồ Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa); Công viên Cầu Giấy, phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy); và Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân); Công viên Hòa Bình, phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm); số 1 Thuận An, thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm); nóc nhà 4 tầng UBND huyện Mê Linh; sân vận động Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng (huyện Ba Vì); khán đài B, sân vận động huyện Đan Phượng, thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng); sân vận động, thị trấn Liên Quan (huyện Thạch Thất); sân vận động huyện, thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ); sân vận động huyện Thường Tín (huyện Thường Tín); nóc nhà 6 tầng Ban Chỉ huy quân sự huyện Quốc Oai; Tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên; Công viên hồ sinh thái, thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức); sân vận động huyện, thị trấn Vân Đình, (huyện Ứng Hòa); sân vận động huyện, thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn); sân vận động huyện, thị trấn Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ); Công viên cây xanh, thị trấn Kim Bài (huyện Thanh Oai); sân vận động Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, huyện Hoài Đức.
Màn bắn pháo hoa sẽ kéo dài trong 15 phút, từ 21h30 đến 21h45 vào ngày 10/10/2024.
Hoạt động này là điểm nhấn quan trọng trong lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhằm khơi dậy niềm tự hào, khí thế hào hùng oanh liệt, giá trị và ý nghĩa lịch sử vẻ vang, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; tạo động lực, khí thế xây dựng Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng: Thủ đô Hòa bình - Văn minh - Hiện đại.
UBND thành phố yêu cầu các cơ quan và đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc và cụ thể, đảm bảo bắn pháo hoa đúng theo chương trình và thời gian quy định. Việc chuẩn bị cần được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và thiết bị trước, trong và sau sự kiện.
Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện kế hoạch và đảm bảo an toàn cho hoạt động này./.
Đọc thêm
Tuyến tàu điện trên cao Metro Nhổn - Ga Hà Nội vừa chính thức vận hành phục vụ người dân từ ngày 8/8. Dưới đây là tất cả những thông tin chi tiết về tuyến tàu điện này:
HĐND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định Thành lập Đoàn giám sát của Thường trực HĐND nhằm tập trung vào việc kiểm tra công tác quy hoạch, quản lý đất đai và trật tự xây dựng tại các khu vực bãi sông cũng như vùng ngoài đê sông Hồng, sông Đuống trên toàn thành phố.
Tin liên quan
Đường Trần Văn Lai thuộc phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, là khu vực tập trung đông đảo cộng đồng người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trước đây, khu phố này đã từng tổ chức Lễ hội Con đường văn hóa hữu nghị Việt - Hàn để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.