Jony Ive: Biểu tượng của ngành mỹ thuật công nghiệp hiện đại sau 5 năm rời Apple

Bài phóng sự tạp chí này của The New York Times đọc rất hay và lôi cuốn. Được P.W trên Tinhte dịch lại. Vì rất ngưỡng mộ nhân vật này nên mình xin phép share lại để mọi người cùng đọc để hiểu thêm về huyền thoại này.

nguyenquyet
6 giờ trước nguyenquyet
Chia sẻ

Anh em nhớ chuẩn bị một ly cafe vừa nhâm nhi vừa đọc nhé.

Đúng thời điểm này 5 năm về trước, Jony Ive đã hoàn tất quá trình từ nhiệm vị trí phó chủ tịch phụ trách thiết kế mỹ thuật công nghiệp tại tập đoàn Apple, kết thúc quá trình lịch sử kéo dài gần 3 thập kỷ với hàng loạt những sản phẩm được coi là tượng đài của ngành thiết bị công nghệ toàn cầu.

Đến ngày hôm nay, Ive đứng trong LoveFrom, đơn vị tư vấn thiết kế do chính ông thành lập, ngắm nhìn sa bàn thu nhỏ một khu nhà bên trong thành phố San Francisco. Hàng chục toà nhà đuợc tạo ra bằng gỗ Trăn, chi tiết tới mức thấy được từng viên gạch. Đây chính là bản mẫu thử nghiệm mới cho tầm nhìn và những kế hoạch trong tương lai của Ive.

“Chúng ta đang đứng ở đây này,” Ive nói và chỉ vào mô hình toà nhà 2 tầng mang tên Maison Bonnet. Toà nhà có tuổi đời 115 năm toạ lạc ở quảng trường Jackson, tồn tại từ cái thời người Mỹ đổ xô đi tìm vàng, nằm giữa Chinatown và khu tài chính của thành phố: “Chúng tôi mua toà này trước, rồi nhận ra nó liền kề với khoảng không gian khổng lồ ở trung tâm.”

12APPLE-superJumbo.jpg

Khoảng không gian ấy là một khu để xe. Cứ mỗi lần Ive nhìn vào khoảng không gian toàn nhựa đường trống rỗng ấy, ông lại nhìn ra một thứ mới: Một khu vườn, một khu nhà phụ, một nơi mọi người có thể trò chuyện với nhau giống hệt như nhà hàng ông yêu thích nhất ở London, River Cafe. Vậy là Ive mua luôn toà nhà bên cạnh, rồi một toà nữa, một toà nữa. Kết cục, ông sở hữu một nửa khu nhà, bao gồm cả khu để xe.

Trả lời cây viết của The New York Times, Ive nói: “Điều này lạ quá. 5 năm vừa rồi tôi chưa từng nói chuyện với bất kỳ ai về những gì chúng tôi đang làm cả.”Jony Ive, 57 tuổi, rời khỏi sự chú ý của dư luận toàn cầu năm 2019 khi vẫn còn đang trên đỉnh của ngành mỹ thuật công nghiệp.

Trong 27 năm làm việc ở Apple, ông đã tạo ra được cả phong cách chung tối giản cho mọi sản phẩm thiết bị công nghệ của Apple. Những đường nét đơn giản và hiện đại trong những sản phẩm hay thậm chí là cả những bao bì đóng gói mà Ive quản lý quá trình thiết kế đã tạo ra xu hướng khiến cả thế giới bắt chước.

Từ đó, ông trở thành một trong những nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp hiếm hoi trở thành một người nổi tiếng trong showbiz đúng nghĩa đen, từ việc tham gia dạ tiệc Met Gala cho tới việc giúp đạo diễn J.J. Abrams thiết kế ra một cây lightsaber mới trong phim Star Wars.

Nhưng kể từ sau khi rời khỏi Apple để thành lập LoveFrom, Ive gần như biến mất khỏi tầm mắt công chúng. Trang web của đơn vị thiết kế này chỉ hiển thị mỗi cái tên của họ, thông qua bộ font do các nhà thiết kế tại đây tự phát triển.

Việc thiếu thông tin về những gì Ive làm khiến những người ở Silicon Valley đùa cợt rằng, Ive bỏ 5 năm chỉ để thiết kế ra một bộ font. Nhưng tạm bỏ qua những tiếng cười vui vẻ, thì ai cũng tò mò: Ive giờ đang làm gì?

jony-ive-ipad-pro-jpeg-9942-16-2054-4104-1726980549.png

Mô hình khu nhà trong văn phòng của Ive là một phần của câu trả lời. Trong vòng 4 năm qua, nhà thiết kế với khối tài sản ước tính lên tới hàng trăm triệu USD đã âm thầm bỏ ra gần 90 triệu USD mua bất động sản trong chỉ một block nhà ở thành phố San Francisco.

Ông bắt đầu làm điều này khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, và mọi startup cũng như tập đoàn công nghệ bắt đầu tháo chạy khỏi thành phố này.Ive coi cuộc tháo chạy đó là thứ không ổn chút nào. Vốn đã tới sống ở San Francisco từ thập niên 1990, Ive nói: “Tôi nợ thành phố này quá nhiều. Khu vực này thu hút rất nhiều người vì xung quanh họ toàn nhân tài. Nhưng ngay khi mọi thứ bắt đầu trục trặc, thì mọi người lại bỏ đi.”

Vậy là, Ive tự đặt ra cho mình nhiệm vụ thu hút những cái đầu sáng tạo quay trở lại thành phố này. Giờ đây, một trong những toà nhà ông sở hữu trở thành đại bản doanh cho các nhân sự thiết kế các sản phẩm mỹ thuật công nghiệp phục vụ cho ngành xe hơi, thời trang và du lịch. Một toà khác thì đang là nơi thiết kế một thiết bị AI mà LoveFrom đang hợp tác phát triển cùng OpenAI.

Nói về chuyện mua cùng lúc mấy toà nhà của mình, Ive cho rằng: “Tôi không biết làm vậy có phải là liều lĩnh hay không, nhưng đảm bảo đó không phải hành động ngạo mạn. Tất cả đều có mục đích và có tính toán. Tôi thực sự nghĩ chúng tôi có thể đóng góp cho thành phố.”

3.-Marc-Newson-Jony-Ive-2.webp

Các tỷ phú công nghệ bỏ hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD cho những thứ xa xỉ chiều lòng họ, từ mua nhà, mua cả một đội tuyển thể thao hay du thuyền là chuyện đã quá đỗi bình thường ở thời điểm hiện tại. Thành ra, dù con số giá trị lên tới 90 triệu USD, việc sở hữu vài toà nhà ở trung tâm thành phố San Francisco của Jony Ive, cũng như sự chú tâm gần như tuyệt đối của ông đối với một block nhà duy nhất này nghe vẫn có vẻ khiêm nhường.

Nhưng đối với Ive, Jcakson Square còn mang ý nghĩa riêng, thay đổi chính bản thân cá nhân ông. Số lượng những người chấp nhận từ bỏ một công việc ở top đầu ngành đã ít, những người dám làm lại từ đầu, làm một thứ khác thậm chí còn ít hơn. Là một con người ám ảnh với sự kiểm soát, Ive đi đến kết luận rằng, ông đã quá ngấy cái sự gò bó của những cái hộp iPhone, bố cục linh kiện của những chiếc Apple Watch và những góc bo của những chiếc iPad.

Ông cần một thứ gì đó mới. Ở LoveFrom, Ive tìm lại cách tin tưởng bản năng của mình. Từng toà nhà được Ive vung tiền mua. Những trao đổi về một loại sợi đã dẫn tới món đồ thời trang đầu tiên ông thiết kế. Rồi làm việc với CEO Brian Chesky của Airbnb đã giúp Ive có cuộc gặp gỡ với Sam Altman của OpenAI. 

tim-cook-header.jpg

Việc Ive mua nhà ở block gần quảng trường Jackson vẫn chưa kết thúc, và cũng chưa biết sau cùng Ive sẽ tiêu bao nhiêu tiền. Lịch sử cũng từng có vài lần mô tả việc, bất chấp Ive thành công tới đâu, vẫn có những lúc kinh nghiệm thiết kế và gu thẩm mỹ của Ive bị phàn nàn. Không thiếu những lần Ive bị chê bai vì đặt thẩm mỹ lên trước công năng.

Hệ quả là MacBook có lúc mỏng tới mức bàn phím lỗi hàng loạt. Rồi vài người, dù yêu mến Apple đến đâu đi chăng nữa, vẫn lên tiếng chê bai cái đồng hồ Apple Watch vỏ vàng giá 17 nghìn USD.

Nhưng giờ nhìn Ive rất khác: “Thứ tôi đang học là tin tưởng trực giác của mình hơn bao giờ hết. Đó là thứ tôi háo hức nhất.”

Năm 21 tuổi, Jony Ive tới San Francisco lần đầu tiên. Đấy là mùa hè năm 1989, khi Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh tặng cho Ive khoản học bổng du lịch, phần thưởng sau khi Ive thiết kế ra chiếc điện thoại với hình dáng tương lai, tên là Orator. Ive dùng khoản tiền ấy để tới thăm Silicon Valley, vì một lý do đơn giản. Nơi đây chính là nơi thiết kế ra sản phẩm quan trọng nhất thập niên 1980: Cỗ máy tính cá nhân.

Ở chuyến đi ấy, Ive gặp tình yêu của đời mình, cô vợ tương lai Heather, và cũng bắt đầu có tình yêu với khu Jackson Square. Nhiều toà nhà trong khu này đã sống sót qua trận động đất và cháy nhà năm 1906, đơn giản vì gần đó có một kho trữ whiskey.

Chính quyền thành phố khi ấy sợ rượu sẽ bắt lửa, vậy là họ bảo vệ khu này tới cùng, bất chấp việc phần còn lại của thành phố cháy thànhtro.Ive bỏ hàng giờ liền trong nhà sách kiến trúc William Stout, với hàng nghìn đầu sách về thiết kế. Trước cả khi ông rời khỏi San Francisco, ông biết một điều chắc chắn, rằng mình sẽ phải quay lại.

Rồi tới năm 1992, khi Apple mời Ive về làm việc trong nhóm thiết kế, ông đã chọn San Francisco làm nơi ở. Hai cậu con trai sinh đôi, Charlie và Harry sinh ra tại đây năm 2004, sống trong căn biệt thự trong khu Pacific Heights, nhìn thẳng ra cây cầu Cổng Vàng.

ive-sf-1-08-mkpf-superJumbo.webp

Đến khi phải chọn địa điểm mở văn phòng cho LoveFrom, Ive quay trở lại Jackson Square vì di sản mà nó để lại cho ngành thiết kế. Khu này ngay gần nhà sách City Lights và quán Vesuvio Cafe, nơi Jack Kerouac, Allen Ginsberg và những con người của phong trào Beat Generation thập niên 1950 ngồi với nhau. Đó cũng là nơi nhiều nghệ sĩ chọn làm nơi sinh sống.

Ive nói như thế này: "Một trong những thứ tôi may mắn được nhìn thấy và hiểu về bối cảnh của San Francisco qua con mắt của Steve Jobs. Ông ấy biết City Lights và Vesuvio. Tôi nợ Steve quá nhiều vì ông ấy đã cho tôi hiểu những đóng góp của San Francisco đối với văn hoá.

"Đến chính cái tên agency LoveFrom cũng được Ive đặt để tri ân Steve Jobs. Năm 2007, Jobs có câu nói nổi tiếng gửi tới nhân viên Apple, rằng một trong những cách để bày tỏ sự cảm kích đối với nhân loại, là thông qua “việc tạo ra một thứ với sự quan tâm và tình yêu nồng nhiệt.

”Đầu năm 2020, Ive đi tìm mặt bằng để mở LoveFrom, và biết tới một toà nhà đang rao bán trên mặt đường Montgomery ở khu Jackson Square.

Vậy là ông bỏ 8.5 triệu USD mua lại căn này. Mua xong mới biết, cửa sau toà nhà dẫn tới khu để xe ở chính giữa block nhà. Ông muốn biến vị trí này thành nơi có cây cối, nhưng phải sở hữu thêm một toà nhà nữa để có quyền kiểm soát khu để xe này. Vậy là một năm sau, Ive bỏ 17 triệu USD mua luôn toà bên cạnh.

lovefrom-jackson-square-improvements-sf-planning-commission-v0-q1lrig8ug2yc1.webp

Trong lúc đang đàm phán mua nhà, Ive có bữa ăn tối với người bạn Wendell Weeks, CEO Corning, cái tên anh em mê điện thoại chắc chẳng xa lạ gì. Khi Ive chia sẻ một cách đầy đam mê về những ngôi nhà ông muốn mua, thì Weeks tỏ ra lo ngại.

Giữa thời điểm đại dịch, thị trường bất động sản lao dốc, và hơn một phần ba mặt bằng văn phòng ở San Francisco khi ấy không một bóng người.Weeks khi ấy nói với Ive: “Tôi không nghĩ anh cần phải làm thế.

Nếu cần văn phòng thì để tôi kiếm cho.”Nhưng ý định của Ive đã rõ ràng từ lúc ấy. Ở Apple, Ive đã có một văn phòng ở Infinite Loop, một khu phức hợp không có chút cá tính riêng như rất nhiều tập đoàn công nghệ khác, gần đường cao tốt liên bang, rồi sau đó là Apple Park, một vòng tròn khổng lồ mang phong cách tương lai, tạo ra từ kính.

Cả hai campus này đều tách biệt. Ive thì muốn văn phòng đơn vị mới của ông là một phần của cả cộng đồng.

Khi ấy, dân cư và cả chính quyền thành phố lo sợ việc Ive bỏ tiền mua đất như vậy. Aaron Peskin, người hiện tại đang tranh cử chức thị trưởng nói rằng, từng có lúc ông sợ Ive sẽ đề xuất xây dựng một toà nhà chọc trời.

Nhưng mọi lo ngại biến mất khi Ive gặp gỡ cư dân khu phố. Ông đề nghị giảm tiền thuê nhà của vài hộ gia đình, rồi làm thiết kế miễn phí cho vài người khác. Peskin sau này nói: “Tôi đã thấy nhiều lần khu này thay đổi, nhưng nó luôn giữ đúng bản sắc là một nơi có nhiều đơn vị kinh doanh đa ngành nghề. Ông ấy (Ive) tôn trọng điều đó.”

Trên chiếc bàn dài trong studio của LoveFrom, Ive lật qua những hình ảnh mô tả sản phẩm của đơn vị thiết kế mà ông sáng lập cùng Marc Newson. Từ huy hiệu lên ngôi của vua Charles III, cho tới một chiếc áo khoác thiết kế cho thương hiệu đồ xa xỉ nước Ý Moncler, rồi cả một cái màn hình cảm ứng sẽ hiện diện trong chiếc ô tô điện đầu tiên của Ferrari.

Studio ba tầng ở khu Jackson Square là sự kết hợp hoàn hảo giữa quá khứ và hiện tại của Jony Ive. Những bức tường lộ gạch xung quanh những chiếc bàn dài cho mọi người thảo luận về thiết kế, bố cục không khác những gì Ive có ở Apple.

Gần đó là những chiếc bàn cao tới hông, giống hệt như những chiếc đặt ở các Apple Store trên toàn thế giới, dùng để trưng bày sản phẩm thiết kế. Còn trên tường là những giá sách với những cuốn nói về nghiên cứu thiết kế.

ive-sf-1-09-mkpf-superJumbo.webp

“Đây là cuốn về những cái cúc áo của tôi,” Ive nói và đưa ra cuốn sách khổng lồ nhan đề “Nghiên cứu Thiết kế Khoá cho Trang phục.” Những trang sách đầy những hình ảnh khoá và cúc trong những bộ trang phục của con người từ tận thời kỳ đồ Đồng. Đó là một trong những loạt sách thiết kế 5 tập, với hình ảnh và phân tích về toàn bộ lịch sử những chiếc cúc áo trong toàn bộ lịch sử nhân loại: “Chúng tôi làm cái này trong 5 năm qua, và thực sự yêu thích việc đó.

”Khi Ive lần đầu tiên có ý tưởng rời bỏ Apple, ông đã tới tìm người bạn Marc Newson để xin lời khuyên. Newson, nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp người Úc, người cũng từng gia nhập Apple năm 2014 để thiết kế chiếc Apple Watch, đã có một danh sách dài những thành tựu, thiết kế ra đủ mọi thứ từ du thuyền đến ván lướt sóng, từ hành lý cho Louis Vuitton cho tới cả… đồ chơi người lớn.

Newson đề nghị cả hai thành lập một tập thể sáng tạo để làm việc.Nhớ lại những thảo luận đầu tiên khi ấy, Newson nói rằng mục tiêu là quên đi quá trình làm việc mệt mỏi và bào sức ở Apple: “Ý tưởng ở đây là sự tự do.”

ive-sf-1-05-mkpf-superJumbo.webp

Trong vòng 5 năm, Ive và Newson thuê các kiến trúc sư, thiết kế đồ hoạ, những cây viết và các nhà phát triển kỹ xảo điện ảnh về làm việc ở ba mảng.

Thứ nhất là làm vì đam mê, đúng như mô tả, không công.

Thứ hai là làm cho đối tác, như Airbnb hay Ferrari.

Và thứ ba là làm cho chính họ, trong đó bao gồm cả việc sửa sang lại toà nhà văn phòng.

Cuốn sách về những chiếc cúc áo của Ive chính là thứ mô tả tinh thần của đơn vị này. Trong cuộc trao đổi vào năm 2019 với Remo Ruffini, CEO ở Moncler, Ive biết đơn vị này có một loại vải mới bằng sợi nylon tái chế, nhưng chưa biết phải làm gì với nó. Ive đề nghị thiết kế một chiếc áo khoác cắt từ nguyên một tấm vải, không có đường chỉ may.

Kết quả, là hai tấm chăn ruột lông ngỗng có thể ghép với nhau để tạo ra hai nửa chiếc áo. Hai tay áo này lồng vào một tấm poncho, parka hay áo khoác bình thường, cũng do Ive thiết kế, rồi cố định bằng một cái cúc nam châm. Cái cúc này khắc mascot của LoveFrom, chú gấu nâu lấy cảm hứng từ lá cờ của bang California.

Chiếc áo ấy chuẩn bị bán ra thị trường với giá 2 nghìn Đô, số lượng giới hạn.

p-1-91185536-moncler-lovefrom.webp

Dự án với Moncler là thứ Ive làm, vì ông muốn tạo ra món đồ may mặc đầu tiên. Nó phù hợp với lòng tin của ông, rằng đơn vị thiêt kế nên làm cả hai dạng dự án, một là vì “tình yêu với những người khác” và hai là vì “tình yêu cho chúng ta.”

Và dự án “cho chúng ta” lớn nhất của LoveFrom có lẽ chính là dự án cải tạo Jackson Square. Trên chiếc TV 114 inch gần cửa ra vào studio, Ive trình chiếu hình ảnh render 3D biến khu đậu xe thành một khu vườn. Những lối mòn lát đá cuội tạo điểm nhấn cho lớp cỏ xanh.

Những bụi cây tạo ra không gian xung quanh những bức tường của những khu nhà, và những cái cây tạo bóng mát cho những chiếc ghế ngoài trời. Một căn nhà phụ sẽ dùng làm trung tâm cho những sự kiện và những cuộc hội thảo.

Studio của LoveFrom sẽ dùng hai căn nhà ở giữa khu vườn này và mặt phố. Vì yêu cầu quy hạch, một trong hai toà nhà ssex có cửa hàng LoveFrom, nơi họ bán những sản phẩm như sổ tay thiết kế riêng, hay chiếc áo Moncler nói trên.

Ive và Newson kỳ vọng, quá trình cải tạo khu vực này, dự kiến hoàn thành cuối năm 2025, sẽ giúp đưa những doanh nghiệp khác tới khu Jackson Square. Vài đơn vị đã đồng ý với Ive chuyển tới đây, như Emerson Collective, quỹ đầu tư do người vợ goá của Steve Jobs, cô Laurene Powell Jobs sáng lập, hay quỹ đầu tư Thrive Captal.

Leo những bậc thang gỗ lên tầng 2 của studio, Ive nói về những khách hàng của LoveFrom, những đơn vị chi trả khoản tiền lên tới 200 triệu USD mỗi năm cho đơn vị thiết kế. Khoảng hai chục nhà thiết kế trên lầu 2 đang làm việc với nhiều dự án khác nhau.

Từ việc thiết kế bệ đứng cho nhà đấu giá Christie's, cho tới thiết kế đồ hoạ cho Airbnb, rồi cả nội thất xe Ferrari.John Elkann, CEO Exor, thành viên gia đình Agnelli, những người sở hữu Ferrari chính là một trong những khách hàng đầu tiên của LoveFrom.

Ông Elkann tìm tới đơn vị này vì ông ngưỡng mộ cách Ive, thông qua Apple Watch, biến một thiết bị analog trở thành một sản phẩm kỹ thuật số. Ông muốn điều tương tự trên chiếc xe điện đầu tiên của Ferrari.

Dự án này đã giúp CEO Elkann thán phục quy trình làm việc của LoveFrom. Hồi tháng 1, ông tới thăm studio, có cuộc họp kéo dài vài tiếng đồng hồ chỉ nói về chiếc vô lăng. Ông ngồi nghe Ive và những người khác nói về kích thước phù hợp của chiếc vô lăng và mọi người nên cầm nó như thế nào.

Rồi sau đó, tay lái thử nghiệm của Ferrari đã dùng thử bản mẫu chiếc vô lăng này, thứ lấy cảm hứng từ những chi tiết trong suốt lịch sử lâu đời tạo ra những chiếc xe đua của thương hiệu.

ive-sf-1-02-mkpf-superJumbo.webp

Ông Elkann sau này nói: “Để tâm tới chiếc vô lăng trong chiếc xe bạn muốn lái, và hình thù kích thước của nó có ý nghĩa ra sao là thứ Jony nói rất rõ.” Ông cho biết thêm, kết quả của quá trình này “là thứ thực sự rất rất khác biệt.”

Brian Chesky, CEO của Airbnb cũng là một khách hàng đầu tiên của LoveFrom. Đơn vị thiết kế của Ive đã giúp Airbnb thiết kế lại hệ thống đánh giá, đưa những biểu tượng không gian 3D vào giao diện, và thiết kế một ý tưởng gọi là “traven postcards”.

Từ đó, Airbnb ra mắt tính năng Icons, những toà nhà nổi tiếng mà người dùng có thể thuê để ở trong chuyến đi của họ, chẳng hạn như một bản copy toà nhà học viện X-Men.Rồi ông Chesky cũng lại là một người bạn thân với Sam Altman, CEO của OpenAI.

Năm ngoái, Chesky đã sắp xếp để Ive và Altman ngồi dùng bữa tối với nhau. Ở nhà hàng Spruce, Ive và Altman thảo luận về cách AI tạo sinh đã cho phép thiết kế một thiết bị điện toán mới, vì thứ công nghệ này cho phép làm nhiều thứ hơn cho người dùng so với những thiết bị điện toán truyền thống.

Nó có thể tóm tắt và ưu tiên tin nhắn, nhận diện và đặt tên những đồ vật, và rồi sẽ có thể thực hiện những yêu cầu phức tạp hơn như đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn và thiết kế cả một chuyến đi.

ive-sf-1-01-mkpf-superJumbo.webp

Sau đó, Ive và Altman ngồi với nhau vài lần nữa trước khi đồng ý việc thiết kế một sản phẩm công nghệ. Đơn vị của Altman lo về công nghệ, còn đơn vị của Ive lo về mỹ thuật công nghiệp. Emerson Collective của bà Jobs thì cấp vốn, và có thể gọi được tới 1 tỷ USD để phát triển sản phẩm.

Đến tháng 2, Ive tìm ra không gian cho dự án này, một toà nhà có tên Little Fox Theater, được Ive mua với giá 60 triệu USD, dựa lưng vào chính bãi đỗ xe mà Ive muốn biến thành một khu vườn. Khoảng 10 nhân sự đã được mời về làm việc.

Trong đó bao gồm cả Tang Tan, người từng quản lý quá trình phát triển iPhone mới, và Evans Hankey, người từng kế nhiệm vị trí phó chủ tịch mỹ thuật công nghiệp của Ive ở Apple. Dự án này vẫn đang được thực hiện một cách bí mật.

Ông Newsom nói rằng sản phẩm sẽ như thế nào, vận hành ra sao và khi nào ra mắt vẫn đang được cân nhắc.

Dù Ive luôn lạc quan về công việc của bản thân và hào hứng khi cho rằng những khoản đầu tư vào Jackson Square sẽ có lợi ích sau này, ông lại luôn có cảm giác bất an về tương lai. Cũng sẽ là điều dễ hiểu khi cảm thấy lo lắng việc đổ quá nhiều tiền cho bất động sản, hoặc lo lắng việc LoveFrom sẽ thất bại.

Nhưng khi ngồi đối diện cây viết của NYT, Ive nói rằng triết lý của ông là không để thành công được định hình bởi những con số.

Đánh giá việc mua bất động sản hay thiết kế sản phẩm mới bằng lợi nhuận thu được sẽ là lạc đề. Những quyết định quan trọng nhất trong cuộc sống luôn yêu cầu con người nhảy vào những khoảng không vô định: “Rồi bạn sẽ phải làm bạn với sự không chắc chắn mà thôi.”

Theo Tinhte dịch từ The New York Times

Từ khoá:
#Apple

Bài mới

Hòa Phát muốn sản xuất thép làm đường sắt tốc độ cao

Bên lề Hội nghị của Thường trực Chính phủ vừa diễn ra mới đây, tỷ phú Trần Đình Long của tập đoàn Hòa Phát đã có một số chia sẻ.

Annq
Annq 8 giờ trước
Lãnh đạo ngân hàng kiến nghị giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản

Mới đây, trong Hội nghị Thường trực Chính phủ, các ngân hàng thương mại cổ phần đã đưa ra các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực bất động sản.

Annq
Annq 12 giờ trước
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 22/9: Meliá Hồ Tràm mở bán 81 căn hộ biển

Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 22/9 có các thông tin đáng chú ý sau: Meliá Hồ Tràm mở bán 81 căn hộ biển, Khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng ổn định cuộc sống cho người dân.

Vân Anh
Vân Anh 16 giờ trước
Điểm tin BĐS - tài chính 22/9: Tin vui với hàng nghìn người nộp thuế nhà, đất ở TP.HCM

3 đề xuất của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tới Chính phủ; Tin vui với hàng nghìn người nộp thuế nhà, đất ở TP.HCM; Con đường đắt nhất thế giới tại Việt Nam... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (22/9).

Kim Linh
Kim Linh 19 giờ trước
Thông tin mở bán dự án nhà ở xã hội ngày 21/9: Đồng Nai mời đầu tư hai dự án nhà ở xã hội, thông tin dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đại Thắng

Thông tin mở bán dự án nhà ở xã hội ngày 21/9 có hai dự án nổi bật đó là: Đồng Nai vừa thông báo mời đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội tại TP. Biên Hòa, với quy mô 1.768 căn hộ… và, công bố thông tin dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đại Thắng.

Vân Anh
Vân Anh 2 ngày trước
Điểm tin BĐS - tài chính 21/9: Thêm một huyện vùng ven Hà Nội bất ngờ hoãn đấu giá đất

Thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, thêm một huyện vùng ven Hà Nội bất ngờ hoãn đấu giá đất, Hà Nội khánh thành cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/9).

Kim Linh
Kim Linh 2 ngày trước
Cung Thiếu nhi 1.300 tỷ đồng nổi bật trước thềm khánh thành

Cung Thiếu nhi Hà Nội với mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng được thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích như phòng chiếu phim, bể bơi bốn mùa, nhà thi đấu đa năng và nhà hát. Công trình sẽ chính thức khánh thành vào ngày 21/9, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 3 ngày trước
Nhà Thủ Đức bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House - HoSE: TDH) bị cơ quan thuế cưỡng chế tiền từ tài khoản công ty trong bối cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp này đang có nhiều vấn đề.

Annq
Annq 3 ngày trước
Dự án Dabaco bị thanh tra, hàng loạt đơn vị bị 'réo' trách nhiệm

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa qua đã có kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật đối với dự án Dabaco Lạc Vệ ở huyện Tiên Du.

Annq
Annq 3 ngày trước
Báo cáo tài chính từ lãi biến thành lỗ, Địa ốc Sài Gòn bán cổ phiếu để thu 800 tỷ đồng

Địa ốc Sài Gòn đang lấy ý kiến cổ đông để bán cổ phiếu riêng lẻ, nhằm thu về 800 tỷ đồng để đầu tư vào dự án bất động sản. Một phần trong số tiền này được trích ra để trả nợ.

Annq
Annq 3 ngày trước
Liên danh Vinaconex trúng gói thầu xây lắp hơn 1.500 tỷ đồng làm cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XL-01: Thi công xây lắp hạng mục nền, mặt đường và các công trình trên tuyến đoạn từ Km19+000 - Km40+750 cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.

Kim Linh
Kim Linh 3 ngày trước
Điểm tin BĐS - tài chính 20/9: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho những dự án, đất đai bị thanh tra điều tra

Fed giảm lãi suất tạo dư địa tốt hơn cho chính sách tiền tệ Việt Nam; Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai bị thanh tra điều tra... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (20/9).

Kim Linh
Kim Linh 3 ngày trước
Địa ốc Kim Oanh đứng thứ 6 trong top đầu nợ thuế

Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh (trụ sở tại phường Tân Mai, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) hiện đang nằm trong nhóm các doanh nghiệp nợ thuế quá hạn lớn nhất tại địa phương.

Annq
Annq 4 ngày trước
Capitaland Tower: Từ âm vốn 800 tỷ đồng đến nợ phình to 17.675 tỷ đồng

Capitaland Tower là chủ của tòa tháp văn phòng The Sun Tower tại khu phức hợp Ba Son (quận 1, TP.HCM). Nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp này nợ hơn 17.000 tỷ đồng.

Annq
Annq 4 ngày trước
Nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội 1.200 căn ở Thừa Thiên - Huế từng bị phạt

Cả hai doanh nghiệp trong liên danh đầu tư vào dự án nhà ở xã hội ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đều là công ty con của Tập đoàn Capital House.

Annq
Annq 4 ngày trước
PHỔ BIẾN