Lãnh đạo Bộ TN&MT: Chưa phát hiện "kẽ hở" từ đấu giá đất tại Thanh Oai, Hoài Đức
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), chưa phát hiện có "kẽ hở" từ vấn đề chính sách liên quan đến quá trình đấu giá đất tại 2 huyện Thanh Oai, Hoài Đức (TP. Hà Nội).
Bài viết này thuộc series Đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Điều gì đang diễn ra?
Đằng sau những phiên đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn... đang gây sốt trên thị trường là gì?
Tại họp báo thông tin về hội nghị phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024 của Bộ TN&MT diễn ra chiều ngày 5/9, Bộ TN&MT đã thông tin một số vấn đề liên quan đến đất đai đang được dư luận quan tâm trong đó có hiện tượng bất thường trong đấu giá đất ở 2 huyện Thanh Oai và Hoài Đức thời gian vừa qua.
Ông Chu An Trường - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (thuộc Bộ TN&MT) cho biết, việc đấu giá đất tại 2 địa phương được báo chí và dư luận phản ánh, Bộ TN&MT đã tiếp nhận thông tin, xem xét và chấn chỉnh kịp thời.
Ngày 21/8, trước thời điểm Thủ tướng ban hành công điện, Bộ TN&MT đã kịp thời có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội và UBND 2 huyện Thanh Oai, Hoài Đức yêu cầu cử đoàn kiểm tra xem xét các vấn đề liên quan đến đấu giá đất.
Theo phản ánh của báo chí, giá trúng đấu giá cao hơn nhiều so với giá khởi điểm, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản nói chung.
Đoàn kiểm tra của Bộ TN&MT đã trực tiếp phối hợp cùng với Sở TN&MT Hà Nội kiểm tra thực tế và rà soát khối lượng, số lượng hồ sơ khá lớn.
Việc tổ chức đấu giá ở địa phương có sự quan tâm chỉ đạo, giám sát sát sao của nhiều cơ quan, lực lượng an ninh, đảm bảo hạn chế các tình huống xấu xảy ra.
Bước đầu có thể nhận định, quá trình tổ chức đấu giá được thực hiện nghiêm túc.
Còn giá khởi điểm đầu vào thấp cần phải xem xét đầy đủ các quy định pháp luật tại thời điểm khi địa phương xây dựng phương án giá, tổ chức đấu giá là thời điểm giao thoa giữa 2 luật (Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024) có nhiều nội dung giao thoa.
Do đó các địa phương cần phải rà soát một cách toàn diện, đầy đủ nội dung, phương pháp và quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Việc tổ chức đấu giá ở 2 huyện Thanh Oai và Hoài Đức trong bối cảnh Luật Đất đai 2013 vừa hết hiệu lực; đồng thời Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản… có hiệu lực. Vì vậy, trong Công điện của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ TN&MT, các bộ, ngành, địa phương cần đánh giá đầy đủ để tổ chức thực hiện.
Bàn về kẽ hở pháp luật liên quan đến đầu giá đất tại Hà Nội, ông Chu An Trường cho biết quy định đấu giá của pháp luật đất đai hay xác định giá khởi điểm chưa có đủ căn cứ, cơ sở để khẳng định là có kẽ hở. Về chỉ đạo chung, văn bản quy định pháp luật, cũng như hướng dẫn luật đều nêu rõ trường hợp đấu giá, xác định giá,…
Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh, về nguyên tắc khi kiểm tra, hoặc văn bản đi vào thực hiện có bất cập mang tính phổ quát, ảnh hưởng đến chính sách, vận hành trong thực thipháp luật thì cần có lộ trình đề nghị điều chỉnh chính sách.
Hiện đoàn kiểm tra của Bộ TN&MT mới chỉ nhận thông tin và đánh giá sơ bộ ban đầu về quá trình đấu giá đất tại Thanh Oai và Hoài Đức; đồng thời cũng chưa làm việc cụ thể với các bộ ngành liên quan theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Để xác định có kẽ hở pháp luật hay không, phải có kết quả thanh tra, kiểm tra, xác mình trên cơ sở hồ sơ. Từ đó, nếu vụ việc xảy ra phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình giá thị trường bất động sản, an ninh kinh tế, khi có kết luận do kẽ hở chính sách sẽ phải nhanh chóng tham mưu cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền để xử lý ngay kẻ hở
Đến thời điểm này, Bộ TN&MT chưa phát hiện có kẽ hở từ vấn đề chính sách liên quan đến quá trình đấu giá đất kể trên.
Hiện đoàn kiểm tra chưa có kết luận tìm ra cụ thể nguyên nhân khách quan và chủ quan, tìm lý do, bản chất của vấn đề này nên chưa thể đưa ra khuyến cáo.
Như chúng tôi đã thông tin, gần đây việc đấu giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội gây xôn xao dư luận khi phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) tổ chức xuyên đêm từ ngày 19-20/8 được xem có nhiều điểm bất thường.
Các lô đất được đem đấu giá có diện tích từ 74-118 m2, khởi điểm từ 7,3 triệu/m2.
Tuy nhiên, theo kết quả sơ bộ, toàn bộ lô đất đều đã bán đấu giá thành công. Đáng chú ý, lô cao nhất trúng với giá 133 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm.
Lô đất có giá trúng thấp nhất tại phiên này là 91,3 triệu đồng/m2 nhưng mức giá này vẫn cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.
Trước đó, phiên đấu giá tại huyện Thanh Oai có giá trúng đấu giá trên 100 triệu đồng/m2. Mức giá này được nhiều nhà đầu tư, chuyên gia nhận xét vượt giá trị thực so với các lô đất cùng khu vực (từ 40-60 triệu đồng/m2).
Đọc thêm
Gần đây, Hà Nội trở thành tâm điểm với các phiên đấu giá đất khi nhiều lô có giá trúng gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Vì vậy phiên đấu giá 23 thửa đất tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức sắp tới hứa hẹn sẽ thu hút nhiều sự chú ý khi giá khởi điểm chỉ từ 4,9 triệu đồng/m².
Dự kiến trong tháng 9/2024, hàng loạt thửa đất phân lô và nhiều khu "đất vàng" tại Thừa Thiên - Huế sẽ được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, nhiều người sẽ bất ngờ khi thấy giá khởi điểm của các lô đất thấp nhất lên đến hơn 20 triệu đồng/m².
Tin liên quan
Sau khi đấu giá thành công 39 thửa đất ở, Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội tiếp tục tổ chức đấu giá 50 thửa đất tại 3 xã trên địa bàn. Các lô đất có diện tích từ 85 m2 trở lên, với giá khởi điểm 19,8 triệu đồng/m2.
Theo kế hoạch, ngày 7/9, quận Hà Đông sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 27 thửa đất trên địa bàn 3 phường nhưng quận này lại vừa thông báo tạm hoãn phiên đấu giá và chưa xác định ngày mở lại.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.