Nếu giá bất động sản tăng hay giảm trên 20% trong 3 tháng, Nhà nước sẽ điều tiết
Khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng, giảm trên 20% trong 3 tháng, các bộ ngành sẽ phải đề xuất biện pháp điều tiết thị trường theo nghị định mới.
Bài viết này thuộc series Thị trường Bất động sản sau 1/8/2024
Thị trường Bất động sản sau 1/8/2024 có nhiều thay đổi quan trọng với các chủ đầu tư, người mua nhà, đặc biệt là về pháp lý, thủ tục...
Quy định này được đặt ra tại Nghị định 96/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 96) quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Xây dựng thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc căn cứ vào chỉ số giá, chỉ số giao dịch bất động sản và các chỉ số, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội thuộc các ngành, lĩnh vực liên quan đến thị trường bất động sản để đánh giá tình hình và đề xuất thực hiện điều tiết thị trường bất động sản.
Việc nghiên cứu, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình và đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản được thực hiện khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng hoặc giảm 20% trong 3 tháng hoặc thị trường có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
Theo quy trình, sau khi tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình, Bộ Xây dựng đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp các biện pháp điều tiết thị trường vượt thẩm quyền Chính phủ, Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.
Sau đó, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản theo nội dung quyết định của cơ quan có thẩm quyền quy định.
Việc điều tiết thị trường bất động sản bảo đảm cung cầu, cơ cấu sản phẩm bất động sản, phù hợp theo từng giai đoạn của thị trường còn được thực hiện thông qua việc lập, trình phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở./.
Đọc thêm
Người cho thuê phòng trọ quy mô nhỏ không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp; Giá nhà trong ngõ Hà Nội tăng “chóng mặt”… là những thông tin nổi bật trong bản tin bất động sản - tài chính hôm nay (9/8/2024).
Mặc dù được nhận định là đã vượt qua giai đoạn suy thoái song tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Tin liên quan
Ông Trần Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount Real Estate đánh giá về thị trường bất động sản năm 2024.
Nhu cầu đầu tư vào bất động sản cũng đang phục hồi trong bối cảnh kinh tế không ổn định, tạo thêm sức ép lên nguồn cung.
Đường Trần Văn Lai thuộc phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, là khu vực tập trung đông đảo cộng đồng người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trước đây, khu phố này đã từng tổ chức Lễ hội Con đường văn hóa hữu nghị Việt - Hàn để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia.
Bài mới
Tối 5 và sáng 6/11, hàng chục khách hàng đã tập trung tại trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI trên đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng, yêu cầu công ty hoàn trả tiền đầu tư. Sự việc dẫn đến tình hình an ninh trật tự trở nên căng thẳng và buộc Công an phường Hòa Xuân phải vào cuộc để đảm bảo an toàn trật tự.
Sau thương vụ "khủng" mua lại 370 triệu cổ phần VHM, Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục thể hiện sự quyết đoán khi tổ chức lại các công ty con. Đây là bước đi chiến lược quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho Vinhomes trong việc mở rộng ra những lĩnh vực mới đầy tiềm năng, đồng thời củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành bất động sản.