Giá chung cư "chạm nóc" trăm triệu/m2, các "ông lớn" bất động sản đua nhau báo lãi khủng
Giá bán chung cư tại khu vực ngoại thành đang leo lên mức trăm triệu đồng/m², trong khi đất đấu giá cũng tăng vọt không kém. Tín hiệu này đi kèm với doanh thu môi giới tăng mạnh ở một số doanh nghiệp địa ốc lớn. Liệu thị trường bất động sản đã thật sự khởi sắc trở lại?
Cùng với làn sóng tăng giá mạnh trên thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM, nhiều doanh nghiệp địa ốc cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024, cho thấy doanh thu môi giới gia tăng đáng kể nhờ các dự án mới. Đây được xem như dấu hiệu tích cực, thể hiện sự khởi sắc trở lại của thị trường.
Đặc biệt, giá căn hộ chung cư và nhà đất ở Hà Nội và TP.HCM thời gian qua đã tăng mạnh, đạt mức trăm triệu đồng/m2 ngay cả ở ngoại thành. Trong khi đất đấu giá ở vùng ven cũng leo cao ngất ngưởng, lên tới cả trăm triệu đồng/m2.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) của ông Lương Trí Thìn, doanh thu dịch vụ môi giới bất động sản quý III/2024 đạt gần 353 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, DXG đạt doanh thu gần 829 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2023.
Doanh thu từ bán căn hộ chung cư và đất nền của DXG trong 9 tháng cũng đạt hơn 2.172 tỷ đồng, so với mức 1.733 tỷ đồng cùng kỳ.
Không chỉ DXG, một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận doanh thu môi giới bất động sản tăng cao.
CTCP Bất động sản Thế Kỷ - CenLand (CRE) do ông Nguyễn Trung Vũ làm Chủ tịch cũng ghi nhận mức doanh thu lũy kế 9 tháng đạt hơn 1.043 tỷ đồng, vượt xa con số 618 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, lợi nhuận CenLand đạt gần 16 tỷ đồng trong quý III và gần 32 tỷ đồng trong 9 tháng, vượt xa con số lỗ từng ghi nhận.
Thay vì "mỗi tháng chịu lỗ khoảng 2-3 căn chung cư để nuôi công ty" như hồi năm 2022 và đầu năm 2023 như chủ tịch CenLand chia sẻ, giờ đây doanh thu môi giới đã giúp doanh nghiệp này tăng trưởng khá mạnh.
CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (KHG) của Chủ tịch Nguyễn Khải Hoàn cũng báo doanh thu môi giới trong quý III/2024 tăng gấp đôi, đạt hơn 41,1 tỷ đồng, đưa lũy kế 9 tháng lên hơn 91 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Danh Khôi (NRC) do ông Lê Thống Nhất làm Chủ tịch, cũng ghi nhận doanh thu môi giới bất động sản trong quý III và 9 tháng đầu năm 2023 tăng tương ứng gần 23% và gần 29%, lên tương ứng gần 1,3 tỷ đồng và hơn 3,8 tỷ đồng…
Đáng chú ý, khoảng thời gian trước đó, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực địa ốc từng đối mặt với khó khăn khi ngân hàng siết chặt tín dụng, huy động vốn trái phiếu bị kiểm soát, lãi suất cao gây áp lực lên người mua.
Hồi quý IV/2023, Khải Hoàn Land báo lãi bốc hơi 97% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do doanh thu môi giới bất động sản sụt giảm nghiêm trọng, đã dẫn đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của KHG âm.
CenLand cũng trải qua một năm 2022 đầy khó khăn như hầu hết các doanh nghiệp bất động sản khác khi tín dụng ngân hàng bị thắt chặt, kênh huy động vốn qua trái phiếu bị kiểm soát, lãi suất tăng cao gây áp lực lớn cho người mua nhà và chủ đầu tư.
Đặc biệt, tập đoàn Đất Xanh từng phải cắt giảm tới 4.000 nhân sự trong vòng 2 năm qua để ứng phó. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng trở lại của doanh thu môi giới, các doanh nghiệp địa ốc hiện đang dần lấy lại đà phục hồi, tạo tín hiệu tích cực cho thị trường./.
Đọc thêm
Nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM trong quý III/2024 chạm mức thấp kỷ lục với chỉ 125 căn được mở bán, chủ yếu là các dự án cao cấp. Điều này đã đẩy giá bán trung bình lên tới 80,2 triệu đồng/m2, tăng 5% so với quý trước. Tuy nhiên, khu Đông được kỳ vọng sẽ là điểm sáng, dẫn dắt thị trường hồi phục với nhiều dự án sắp ra mắt vào cuối năm.
Theo nhận định của lãnh đạo UBND thành phố, thị trường bất động sản TP.HCM trong những tháng qua của năm 2024 đã ghi nhận nhiều dấu hiệu khởi sắc.
Đầu tháng 10, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố khoản nợ khổng lồ liên quan đến dự án Kenton Node với giá khởi điểm 4.904 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, giá bán đã giảm mạnh, hiện chỉ còn 4.419 tỷ đồng, tức là giảm gần 500 tỷ đồng.
Tin liên quan
Nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM trong quý III/2024 chạm mức thấp kỷ lục với chỉ 125 căn được mở bán, chủ yếu là các dự án cao cấp. Điều này đã đẩy giá bán trung bình lên tới 80,2 triệu đồng/m2, tăng 5% so với quý trước. Tuy nhiên, khu Đông được kỳ vọng sẽ là điểm sáng, dẫn dắt thị trường hồi phục với nhiều dự án sắp ra mắt vào cuối năm.
Có 8 trên tổng số 64 dự án bất động sản tại TP.HCM gặp vướng mắc pháp lý được tháo gỡ hoàn toàn. Trong đó có những dự án nổi bật như The Metropole Thủ Thiêm, Celadon City, Metro Star...
Theo nhận định của lãnh đạo UBND thành phố, thị trường bất động sản TP.HCM trong những tháng qua của năm 2024 đã ghi nhận nhiều dấu hiệu khởi sắc.
Bài mới
Ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, việc dùng dữ liệu từ 2 năm qua để xác định giá đất ở các thị trường bất động sản chưa hồi phục là bất hợp lý, vì có thể trùng với giai đoạn "nóng sốt". Điều này dễ dẫn đến việc định giá không phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay.
Trong bối cảnh nhu cầu nhà liền thổ tăng mạnh, giới đầu tư có xu hướng săn tìm sản phẩm tiềm năng với vốn ban đầu chỉ từ 3 tỷ đồng và cam kết lợi nhuận hấp dẫn. Dự án phía Đông Thủ đô hiện là điểm đến được ưa chuộng hàng đầu bởi quy hoạch bài bản, tiện ích đẳng cấp, chính sách hấp dẫn, đảm bảo sinh lời bền vững.
Tỉnh này đang nhanh chóng trở thành "thiên đường du lịch mới" với sự phát triển mạnh mẽ của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Tính đến quý III/2024, tỉnh đã thu hút 44 dự án với tổng diện tích lên tới 447,4 ha và tổng mức đầu tư 63.547 tỷ đồng. Những tên tuổi lớn như Hòa Phát, VSIP và Becamex đang dẫn đầu trong việc đổ nguồn vốn "khủng" vào phát triển thị trường này.
Nhờ dòng FDI ổn định và hạ tầng phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư ngoại vào nhiều phân khúc. Báo cáo quý III/2024 từ Savills cho thấy, Việt Nam với nền kinh tế vững mạnh đã trở thành một điểm sáng tại châu Á - Thái Bình Dương, lôi cuốn sự chú ý của các "ông lớn" ngoại vào lĩnh vực như nhà ở, công nghiệp và bán lẻ.