Tăng mạnh nhiều phiên, bất động sản SGR đang làm ăn ra sao?
Cổ phiếu SGR thuộc nhóm bất động sản ghi nhận tăng trong nhiều ngày qua, trái ngược với kết quả kinh doanh của công ty trong quý II/2024.
Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận tín hiệu hồi phục sau nửa năm điều chỉnh. Những ngày qua, mã SGR (Tổng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn) cũng nằm trong số đó khi có 4 phiên tăng giá liên tiếp với 2 phiên tăng trần. Tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành của SGT ghi nhận khoảng 60 triệu.
Được biết, Địa ốc Sài Gòn là công ty được cổ phần hóa từ Công ty Xây dựng Kinh doanh nhà Gia Định thuộc Sở Địa chính - Nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh, một doanh nghiệp thuộc Nhà nước.
Trái ngược với cổ phiếu, tình hình kinh doanh của Địa ốc Sài Gòn rơi vào tình trạng ảm đạm.
Quý II/2024, SGR ghi nhận doanh thu thuần 56 tỷ đồng, cao cấp 3,5 lần cùng kỳ, đưa lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận 37,3 tỷ đồng, cao gấp gần 10 lần quý II/2023. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý II/2024 của Địa ốc Sài Gòn lại chỉ ghi nhận 16 tỷ đồng, yếu kém hơn nhiều so với 42 tỷ đồng của cùng kỳ. Nguyên nhân do chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận hơn 13 tỷ đồng, chi phí lãi vay tăng lên 9,3 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, SGR có doanh thu thuần 76,6 tỷ đồng, gấp 2,6 lần nửa đầu năm ngoái. Tuy nhiên, tương tự, chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao (lần lượt là 17,6 tỷ đồng và 22,3 tỷ đồng) đã kéo lùi lợi nhuận sau thuế của công ty trong 2 quý đầu năm nay chỉ vỏn vẹn 2,3 tỷ đồng. Con số này của 2 quý đầu năm 2023 ghi nhận 31 tỷ đồng - một sự khác biệt rất lớn.
Đáng chú ý, trong kết quả kinh doanh của công ty, doanh thu từ hoạt động tài chính của Địa ốc Sài Gòn rớt thảm, từ 44,1 tỷ đồng (quý II/2023) xuống còn 2,2 tỷ đồng (quý II/2024). Lũy kế bán niên cũng cho thấy sự sụt giảm tương tự khi từ 49,6 tỷ đồng tụt về còn 3 tỷ đồng.
Bảng cân đối kế toán của Địa ốc Sài gòn cho thấy, hàng tồn kho của doanh nghiệp chỉ giảm nhẹ từ 532 tỷ đồng xuống còn 518 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn tăng từ 350 tỷ đồng lên 407 tỷ đồng, chiếm 34% tổng nợ phải trả (1.189,6 tỷ đồng). Trong khi đó, tỷ lệ nợ tài chính trên tổng nợ trong đầu năm là 31%./.
Đọc thêm
Giá nhà “lên đồng”, dự án xa trung tâm cũng không rẻ; Chính thức tiến hành kiểm tra đấu giá đất tại Thanh Oai, Hoài Đức… là những thông tin nổi bật trong bản tin bất động sản - tài chính ngày 23/8.
Trước tình hình giá đất liên tục leo thang trong thời gian qua, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, việc khởi động lại Dự án Luật thuế bất động sản không chỉ là cần thiết mà còn là vô cùng cấp bách.
Chốt phiên hôm nay 22/8, chỉ số VN-Index giảm 1,27 điểm (0,1%) xuống 1.282,78 điểm. Về lĩnh vực bất động sản, nhóm ngành này được dự báo sẽ có sự phân hóa đến cuối năm.
PwC - một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới được cho sẽ bị cấm 6 tháng ở Trung Quốc vì có liên quan đến công ty bất động sản Evergrande.
Tin liên quan
Đừng nghe thi công nội thất nó bảo ở đó đồ đểu. Đểu hay không là do mình chọn. Ra đó cứ đồ xịn mà chơi, vì rẻ còn 1 nửa so với họ làm.
Tập đoàn KIDO đã trở thành chủ mới của trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza. Trung tâm này có tổng diện tích sàn kinh doanh thương mại gần 45.000 m2 gồm 7 tầng nổi cùng bãi giữ xe tầng hầm và ngoài trời.
Đất phi nông nghiệp là gì? Khi nào thì được chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Hometoday.
Bài mới
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.