TOP 10 doanh nghiệp bất động sản nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
TOP 10 doanh nghiệp bất động sản nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam với tổng ngân sách là hơn 32.000 tỷ đồng. Trong đó, 8/10 doanh nghiệp có số nộp trên 1.000 tỷ đồng.
TOP 10 doanh nghiệp bất động sản nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Ngành bất động sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, không chỉ góp phần vào sự phát triển hạ tầng đô thị mà còn mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia.
Theo danh sách đã được chốt, 100 doanh nghiệp dẫn đầu của PRIVATE 100 có tổng nộp ngân sách năm 2023 đạt gần 173.000 tỷ đồng. Trong đó, Các doanh nghiệp hoạt động chính trong ngành bất động sản – xây dựng (không gồm Vingroup) chiếm 10%.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua top 10 doanh nghiệp bất động sản nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
1. Công ty cổ phần Vinhomes (HOSE)
Vingroup là một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam, đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực bất động sản với thương hiệu Vinhomes. Vingroup đóng góp một phần lớn vào ngân sách thông qua các dự án bất động sản cao cấp và khu đô thị hiện đại tại khắp các thành phố lớn.
2. Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy
Hoàng Huy Group được biết đến với các dự án bất động sản quy mô lớn, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc, bao gồm các dự án căn hộ chung cư, khu đô thị và tổ hợp thương mại.
Với sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, Hoàng Huy Group đã khẳng định vị thế của mình trong ngành bất động sản và tài chính, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
3. Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (UpCOM)
Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản An Bình.
Taseco Group nổi bật với việc triển khai các dự án bất động sản có quy mô vừa và lớn, tập trung vào các khu đô thị, căn hộ chung cư, và các dự án thương mại.
4. Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Doji Land (OTC)
Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Doji Land là một thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, một trong những tập đoàn lớn tại Việt Nam. Doji Land hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản.
Với sự kết hợp giữa tiềm lực tài chính mạnh mẽ và chiến lược phát triển bền vững, Doji Land đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường bất động sản Việt Nam.
5. Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HOSE)
Được hình thành và phát triển từ năm 2003 với tiền thân là Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh, đến nay Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest đã trở thành một thương hiệu uy tín có nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, kinh doanh, xây dựng và phát triển bất động sản.
Văn Phú - Invest đã tạo được dấu ấn qua nhiều dự án bất động sản chất lượng, tập trung chủ yếu vào phân khúc trung và cao cấp.
6. Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần (HNX)
Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam - TNHH MTV (IDICO) là Tổng Công ty thuộc Bộ Xây dựng, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản, và năng lượng.
Công ty định hướng tập trung vào việc xây dựng các khu công nghiệp hiện đại, các khu đô thị xanh, và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
7. Công ty Cổ phần Vincom Retail (HOSE)
Công ty Vincom Retail được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Trước đó, Tập đoàn Vingroup bắt đầu phát triển các TTTM thương hiệu “Vincom” từ năm 2004. Các TTTM này góp phần quan trọng trong quy hoạch phát triển tổng thể các dự án phức hợp và khu căn hộ do Tập đoàn Vingroup phát triển.
Từ năm 2013, Vincom Retail được định hướng là đơn vị phát triển và vận hành hệ thống TTTM mang thương hiệu Vincom của Tập đoàn, đồng thời cũng được chuyển thành công ty cổ phần kể từ ngày 14/5/2013.
8. Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (HOSE)
Với 23 năm phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư & Kinh doanh nhà Khang Điền (MCK: KDH) trở thành Tập đoàn bất động sản chuyên nghiệp với tổng tài sản 26.481 tỷ đồng, vốn điều lệ 7.993 tỉ đồng, cung cấp ra thị trường khoảng 20.000 sản phẩm Biệt thự, Nhà liên kế và Căn hộ chung cư thuộc nhiều phân khúc, tạo dựng nhiều khu dân cư đáng sống, kết nối liên hoàn tại TP.Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh, góp phần thay đổi diện mạo đô thị thành phố, phát triển kinh tế khu vực.
Bên cạnh đó, Tập đoàn liên tục mở rộng quỹ đất, quy mô, thu hút vốn đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác uy tín trong và ngoài nước nhằm mục tiêu tối ưu hóa nguồn lực, chuẩn bị cho việc triển khai các dự án quy mô lớn, nhiều tiềm năng trong tương lai.
9. Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va
Ttiền thân là công ty TNHH TM Thành Nhơn, Tập đoàn Nova hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thú y, thuốc thủy sản, xây biệt thự cho thuê.
Năm 2007 tái cấu trúc và hợp nhất các công ty thành 2 Tập đoàn: ANOVA CORP, NOVALAND GROUP. Hiện nay, Novaland Group là một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực Đầu tư và Phát triển Bất động sản với tổng số vốn điều lệ 5.962 tỷ đồng.
10. Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HOSE)
Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài
Lĩnh vực kinh doanh chính: xây lắp công trình; kinh doanh bất động sản; tư vấn thiết kế và sản xuất công nghiệp.
Những doanh nghiệp bất động sản nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển hạ tầng và đô thị mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đây là những tên tuổi hàng đầu trong ngành, với sự phát triển bền vững và tầm nhìn dài hạn, hứa hẹn sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
PRIVATE 100 – Top Doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam là danh sách được CafeF thu thập từ những nguồn công khai hoặc các số liệu có thể xác thực, phản ánh toàn bộ số thực nộp ngân sách của doanh nghiệp, bao gồm các khoản thuế, phí, các khoản phải nộp. Các doanh nghiệp có số nộp ngân sách trong năm tài chính gần nhất từ 100 tỷ đồng trở lên đều có thể được tham gia vào danh sách.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.