VARS công bố 17 hành vi môi giới bất động sản không được phép thực hiện
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa chính thức ban hành "Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử Nghề nghiệp Môi giới Bất động sản Việt Nam - VPEC 2024", quy định rõ 17 hành vi không được phép thực hiện trong hoạt động môi giới bất động sản.
Cụ thể, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử Nghề nghiệp Môi giới Bất động sản Việt Nam - VPEC 2024 bao gồm 6 chương và 21 điều, quy định rõ ràng các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực ứng xử trong các mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, thị trường và cộng đồng.
Bộ quy tắc này nhấn mạnh các nhà môi giới bất động sản cần tuân thủ nguyên tắc hành nghề, bao gồm: Tôn trọng pháp luật, trung thực, minh bạch, chuyên nghiệp, tận tâm, bảo mật thông tin, công bằng, khách quan, trách nhiệm và đáng tin cậy khi đóng vai trò trung gian trong các giao dịch bất động sản như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại và cho thuê mua bất động sản.
Đáng chú ý, Bộ quy tắc này cũng nêu rõ những hành vi nhà Môi giới bất động sản không được phép thực hiện:
1. Môi giới bất đống sản không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.
3. Gian lận, lừa dối khi thực hiện công việc Môi giới;
4. Huy động, chiếm dụng vốn trái phép của khách hàng;
5. Thu phí, hoa hồng và các khoản thu khác trái với quy định của pháp luật.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
7. Tự ý thay đổi mức phí các dịch vụ so với mức quy định của doanh nghiệp mình tham gia mà chưa có sự đồng ý hay quyết định của người có thẩm quyền.
8. Tranh giành khách hàng hay có những hành vi tương tự gây mất đoàn kết trong nội bộ và các đơn vị thành viên.
9. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán nhằm thu lợi cho riêng mình.
10. Cố ý hoặc vô tình đưa ra những tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu lầm về các Môi giới bất động sản khác, công việc kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh của họ.
11. Cung cấp những thông tin gây bất lợi cho doanh nghiệp mình tham gia.
12. Làm mất hợp đồng hoặc các giấy tờ là tài sản của doanh nghiệp mình tham gia hoặc khách hàng (trừ trường hợp rủi ro bất khả kháng do cháy nổ, thiên tai,...).
13. Đề nghị, yêu cầu khách hàng đưa tiền ngoài Hợp đồng để được cung cấp những sản phẩm tốt hơn nhằm mục đích tư lợi cá nhân gây ảnh hưởng xấu cho doanh nghiệp mình tham gia.
14. Có thái độ và hành vi không nghiêm túc, không lịch sự với khách hàng và đồng nghiệp.
15. Sử dụng thông tin có được của nhà Môi giới khác (trên mạng hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng,...) để Môi giới cho khách hàng của mình mà không thông qua nhà Môi giới là chủ sở hữu thông tin.
16. Nhận làm đại diện cho cả 2 bên (bán và mua, thuê và cho thuê).
17. Làm Môi giới để bán bất động sản do chính mình là chủ sở hữu.
Đánh giá về "Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử Nghề nghiệp Môi giới Bất động sản Việt Nam - VPEC 2024", TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS cho biết: "Bộ Quy tắc không chỉ là kim chỉ nam cho các hoạt động môi giới mà còn củng cố niềm tin của xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản. VARS cam kết đồng hành cùng cộng đồng môi giới và các doanh nghiệp để triển khai Bộ Quy tắc hiệu quả, thông qua các chương trình đào tạo, cơ chế giám sát chặt chẽ, và tôn vinh những cá nhân, tổ chức xuất sắc, góp phần nâng cao vị thế của nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam".
Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi toàn ngành thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các quy tắc, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của sự hợp tác từ Chính phủ, các chuyên gia và toàn thể cộng đồng để đưa nghề môi giới bất động sản Việt Nam vươn tầm quốc tế./.
Đọc thêm
Nhà nước cần nghiên cứu các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển nhà ở vừa túi tiền. Ngoài miễn giảm thuế đất, thuế doanh nghiệp hay tăng mật độ xây dựng, việc áp dụng cơ chế "cộng điểm ưu tiên" cho chủ đầu tư khi thực hiện dự án có thể là đòn bẩy hiệu quả, đưa phân khúc nhà ở này quay trở lại thị trường.
Trong Nghị quyết giám sát vừa được thông qua, Quốc hội đặt mục tiêu tăng nguồn cung nhà ở phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân. Đồng thời, nghị quyết nhấn mạnh việc đưa bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn tình trạng thao túng và đẩy giá bất hợp lý.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định về việc bãi bỏ toàn bộ các Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 15/10/2019 và Quyết định số 07/2023/QĐ-UBND ngày 21/4/2023.
Tin liên quan
Nhà nước cần nghiên cứu các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển nhà ở vừa túi tiền. Ngoài miễn giảm thuế đất, thuế doanh nghiệp hay tăng mật độ xây dựng, việc áp dụng cơ chế "cộng điểm ưu tiên" cho chủ đầu tư khi thực hiện dự án có thể là đòn bẩy hiệu quả, đưa phân khúc nhà ở này quay trở lại thị trường.
Trong Nghị quyết giám sát vừa được thông qua, Quốc hội đặt mục tiêu tăng nguồn cung nhà ở phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân. Đồng thời, nghị quyết nhấn mạnh việc đưa bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn tình trạng thao túng và đẩy giá bất hợp lý.
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bài mới
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.