Trước khi bị nghi ngờ khả năng hoạt động, Xây dựng Hòa Bình bị kiểm toán không thống nhất cách ghi nhận doanh thu
Vừa qua, Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam đã thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Xây dựng Hòa Bình. Trong đó, nhiều vấn đề được đưa ra.
Theo đó, kiểm toán viên nhấn mạnh vấn đề như sau: "Như Tập đoàn đã trình bày tại Thuyết minh 1.6 phần Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ tại ngày 30/6/2024, Tập đoàn có khoản lỗ lũy kế là 2.403.209.298 VND (ngày 31/12/2023 là 3.240.326.644.959) và một số khoản nợ quá hạn thanh toán. Những dấu hiệu này cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn. Tuy nhiên, báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ kèm theo vẫn được Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn dựa trên cơ sở hoạt động liên tục vì các lý do được trình bày tại Thuyết minh 1.6".
Ngoài ra, đại diện phía kiểm toán cũng nêu ra vấn đề khác trong báo cáo tài chính bán niên của Xây dựng Hòa Bình.
Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn tài chính 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2023 đã được soát xét bởi kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khác. Kiểm toán viên này đã đưa ra kết luận chấp nhận toàn phần kèm theo vấn đề cần nhấn mạnh đối với báo cáo tài chính này tại ngày 29/8/2023 về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn và một số nghiệp vụ tạm ứng của Tập đoàn được thực hiện khi chưa có đủ phê duyệt phù hợp sau đó đã được Hội đồng quản trị thông qua.
Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2023 đã được kiểm toán bởi kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khác. Kiểm toán viên này đã đưa ra ý kiến ngoại trừ kèm theo vấn đề cần nhấn mạnh đối với báo cáo tài chính này tại ngày 29/3/2024 về các nội dung sau:
"Ngoại trừ do kiểm toán viên chưa thu thập được đầy đủ các bằng chứng thích hợp đối với việc được đảm bảo của các khoản tạp ứng, cũng như chưa đánh giá đầy đủ khả năng thu hồi các khoản này và kiểm toán viên chưa thu thập được đầy đủ các thư xác nhận của các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, kiểm toán viên cũng chưa thống nhất với cách ghi nhận doanh thu của Tập đoàn.
Nhấn mạnh về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn và một số nghiệp vụ tạm ứng của Tập đoàn được thực hiện khi chưa có đủ phê duyệt phù hợp và sau đó đã được Hội đồng quản trị thông qua".
Theo tài liệu, 6 tháng đầu năm 2024, Xây dựng Hoà Bình ghi nhận doanh thu đạt 3.606,56 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 896,98 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 642,94 tỷ đồng, tức tăng lãi thêm 1.539,92 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 5,5%, về 1,7%.
Trong kỳ, việc biên lợi nhuận gộp giảm mạnh mặc dù doanh thu tăng dẫn tới lợi nhuận gộp giảm 67,6% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 125,89 tỷ đồng về 60,39 tỷ đồng.
Ngoài ra, cũng trong kỳ, doanh thu tài chính tăng 12,23 lần, tương ứng tăng thêm 204,89 tỷ đồng lên 221,64 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm 35,2%, tương ứng giảm 98,06 tỷ đồng về 180,78 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ ghi nhận âm 254,14 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 580,16 tỷ đồng, tức giảm 834,3 tỷ đồng. Lợi nhuận khác tăng 66,2 lần, tương ứng tăng thêm 533,62 tỷ đồng lên 541,68 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, trong nửa đầu năm 2024, Xây dựng Hoà Bình tạo ra được 60,39 tỷ đồng lợi nhuận gộp, mức lợi nhuận gộp thấp hơn chi phí tài chính 180,78 tỷ đồng.
Điều này có nghĩa, HBC có lãi đột biến chủ yếu do doanh thu tài chính tăng mạnh, chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ ghi nhận âm và đặc biệt lợi nhuận khác tăng đột biến.
Qua thuyết minh của công ty, doanh thu tài chính tăng chủ yếu do lãi chuyển nhượng khoản đầu tư, lãi chậm thanh toán; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm do cùng kỳ trích lập 415,02 tỷ đồng phải thu khó đòi nhưng kỳ này hoàn nhập 352,19 tỷ đồng; và lợi nhuận khác tăng chủ yếu do thanh lý tài sản 508,9 tỷ đồng so với cùng kỳ chỉ ghi nhận 8,03 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trước đó HoSE đã chính thức quyết định hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC). Theo thông báo, cổ phiếu HBC sẽ ngừng giao dịch từ ngày 6/9/2024, với phiên giao dịch cuối cùng vào ngày 5/9/2024.
Lý do được cơ quan quản lý đưa ra do Xây dựng Hòa Bình có tổng lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp căn cứ Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, thuộc trường hợp chứng khoán bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm 3 khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020./.
Đọc thêm
Tin liên quan
Khu đô thị mới Phú Lương là một trong những dự án nổi bật, có diện tích hơn 30,8 ha và tọa lạc tại các phường Phú La, Phú Lương và Kiến Hưng, quận Hà Đông. Dự án này cung cấp 475 căn nhà và có tổng vốn đầu tư lên đến 4.831 tỷ đồng. Chủ đầu tư của dự án là liên danh giữa CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Việt và CTCP Xây dựng Hồng Quang.
Bài mới
Ngày 8/10, tại buổi họp báo thị trường bất động sản Hà Nội quý III/2024, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Việt Nam công bố thông tin nổi bật: Hà Nội sẽ chấm dứt tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở kéo dài 4 năm qua. Dự kiến, lượng căn hộ chung cư năm 2024 đạt gần 30.000 căn, nhưng giá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng do nhu cầu thị trường cao.
Sau khi khởi kiện bất thành, BIDV đã quyết định đấu giá khoản nợ xấu trị giá hơn 5.700 tỷ đồng, được thế chấp bằng Dự án Kenton Node Hotel Complex - một dự án bất động sản đình đám tại TP.HCM. Dự án này từng được kỳ vọng là “thiên đường nhiệt đới” của khu Nam Sài Gòn nhưng hiện đang chìm trong khó khăn tài chính.
Trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, không chỉ các doanh nghiệp đang đối mặt với viễn cảnh ảm đạm, các nhà đầu tư cá nhân cũng trong trạng thái tương tự. Tuy nhiên, họ dùng cách thức khác. Một trong những cách đơn giản nhất, đó là “thoát hàng”, nhưng hy vọng ở thời điểm hiện tại gần như bằng 0.