Xây dựng quy định quản lý không gian ngầm tại Hà Nội
Theo dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn TP. Hà Nội, không gian ngầm đô thị sẽ được phân vùng chức năng theo mục đích sử dụng và theo chiều thẳng đứng, đồng thời gắn với không gian trên mặt đất để đảm bảo quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả.
![Ảnh minh họa. 78976867-16871566536011178547667](https://media.hometoday.vn/files/khquynh318/2025/02/08/78976867-16871566536011178547667-230219.jpg)
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn TP. Hà Nội, nhằm cụ thể hóa các nội dung được quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô số 39/2024/QH15.
Hoàn thiện khung pháp lý cho quản lý không gian ngầm
Bộ Xây dựng cho biết Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013, là cơ sở pháp lý quan trọng quy định về vị trí, vai trò, trách nhiệm cũng như chính sách phát triển, xây dựng và bảo vệ Thủ đô. Trong suốt thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là TP. Hà Nội, đã tích cực triển khai thực hiện Luật với các giải pháp đồng bộ, có trọng tâm.
Tuy nhiên, sau hơn 9 năm áp dụng, vẫn còn những hạn chế trong thực hiện một số mục tiêu và giải pháp đề ra. Đặc biệt, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý không gian ngầm đô thị vẫn gặp nhiều bất cập do việc thực thi chính sách, pháp luật chưa đồng bộ và kịp thời.
Một số quy định trong Luật Thủ đô mang tính nguyên tắc, định hướng chung nhưng lại thiếu cơ chế đặc thù, cụ thể để triển khai hiệu quả, khiến Thủ đô chưa phát huy hết tiềm năng phát triển xứng tầm với vị trí, vai trò của mình.
Để tháo gỡ những vướng mắc này, Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã bổ sung quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Điều 19. Theo đó, Chính phủ được giao nhiệm vụ ban hành quy định chi tiết khoản 2 Điều 19, trong đó xác định rõ nguyên tắc phân vùng không gian ngầm để quản lý, khai thác và sử dụng. T
heo quy định, người sử dụng đất tại Hà Nội có quyền sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất với độ sâu giới hạn do Chính phủ quy định, phù hợp với quy hoạch. Việc sử dụng lòng đất ngoài giới hạn này phải có giấy phép theo quy hoạch được phê duyệt.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng không gian ngầm ngoài giới hạn độ sâu để xây dựng công trình ngầm sẽ phải nộp tiền sử dụng không gian ngầm, trừ các trường hợp miễn, giảm theo quy định, chẳng hạn công trình không vì mục đích kinh doanh hoặc thuộc danh mục khuyến khích đầu tư.
Do vậy, việc xây dựng Nghị định hướng dẫn về quản lý, sử dụng không gian ngầm tại TP. Hà Nội theo quy định chi tiết Khoản 2 Điều 19 Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo khung pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị bền vững.
Nguyên tắc quản lý và phân vùng không gian ngầm
Dự thảo Nghị định quy định việc phân vùng chức năng và sử dụng không gian ngầm trên địa bàn TP. Hà Nội phải tuân thủ theo quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quy hoạch không gian ngầm Thủ đô.
Việc xây dựng công trình ngầm trong không gian ngầm cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, bao gồm quy hoạch đô thị và nông thôn, đất đai, xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan. Công trình phải phù hợp với phân vùng chức năng không gian ngầm và giới hạn độ sâu theo quy định. Đối với trường hợp sử dụng không gian ngầm ngoài giới hạn độ sâu cho phép, cần phải có giấy phép. Đặc biệt, ưu tiên dành không gian ngầm cho các công trình thuộc danh mục khuyến khích đầu tư xây dựng do HĐND TP. Hà Nội ban hành.
Dự thảo Nghị định cũng nhấn mạnh nguyên tắc phân vùng không gian ngầm theo mục đích sử dụng và theo chiều thẳng đứng, gắn kết chặt chẽ với không gian trên mặt đất nhằm phục vụ công tác quản lý, khai thác hiệu quả. Quá trình sử dụng cần đảm bảo an ninh, an toàn, tối ưu hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, không gian ngầm cần được phân vùng hợp lý để bố trí các khu vực chức năng phù hợp với tính chất, công năng của từng loại công trình. Việc quy hoạch không gian ngầm phải đảm bảo tính liên kết, khả năng phát triển theo nhiều giai đoạn, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn riêng của Thủ đô.
Phân vùng không gian ngầm sẽ được xác định trong các loại đồ án quy hoạch đô thị và nông thôn, tương ứng với các cấp độ quy hoạch. Điều này bao gồm xác định các khu vực có thể khai thác, sử dụng không gian ngầm; khu vực hạn chế; khu vực cấm xây dựng công trình ngầm; cũng như phân định các vùng chức năng không gian ngầm với mức giới hạn độ sâu cụ thể để phục vụ các mục đích xây dựng như công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, quốc phòng, an ninh và các công trình khác.
Việc phân vùng không gian ngầm cũng gắn liền với quyền sử dụng và khai thác. Theo đó, không gian ngầm được chia thành hai nhóm: vùng không gian gắn với phạm vi ranh giới thửa đất xây dựng công trình trên mặt đất của người sử dụng đất, và vùng không gian ngầm còn lại nằm ngoài phạm vi này./.
Đọc thêm
Bất chấp ngành bất động sản nói chung còn nhiều khó khăn khi thị trường ảm đạm, có lãnh đạo công ty địa ốc vẫn thu về tiền tỷ.
Ngày 5/2 vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 251/QĐ-UBND và Quyết định số 250/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Hải Long huyện Giao Thủy đến năm 2050 và quy hoạch phân khu xây dựng KCN Minh Châu, huyện Nghĩa Hưng.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định hủy 102 dự án khu đô thị, khu dân cư cần thu hút đầu tư đã phê duyệt nhưng chưa được quyết định chủ trương đầu tư.
Tin liên quan
Với mức giá sơ cấp căn hộ trung bình trong năm 2024 đạt 70 triệu đồng/m2, các dự án mở bán mới đều có giá từ 60 triệu đồng/m2, để có thể mua một căn hộ Hà Nội, người mua cần có mức thu nhập tối thiểu dao động từ 45 - 210 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực, theo VARS.
Theo Global Property Guide, chi phí thuê một căn hộ 2 phòng ngủ tại Hà Nội trung bình lên tới gần 18 triệu đồng/tháng, cao hơn đáng kể so với nhiều thành phố lớn khác trong khu vực châu Á.
Dự án nhà ở xã hội tại ô đất NO1 sẽ cung cấp 440 căn hộ với giá bán chỉ khoảng 25 triệu đồng/m2. Trong số đó, 365 căn hộ là nhà ở xã hội, bao gồm căn hộ bán, cho thuê mua và cho thuê.
Bài mới
![HoREA kiến nghị 10 giải pháp phát triển nhà ở xã hội](https://media.hometoday.vn/resize/426x240/files/khquynh318/2025/02/10/nha-o-xa-hoi-1-1-110522.jpg)
Thị trường bất động sản TP.HCM và cả nước được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025. Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định đây là "năm bản lề" để tạo đà cho sự phát triển ổn định hơn từ năm 2026. Trên tinh thần đó, HoREA đã đề xuất 10 giải pháp nhằm thúc đẩy phân khúc nhà ở xã hội và thị trường bất động sản.