Bất ngờ với thu nhập "khủng" của các lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản
Bất chấp ngành bất động sản nói chung còn nhiều khó khăn khi thị trường ảm đạm, có lãnh đạo công ty địa ốc vẫn thu về tiền tỷ.
Chẳng hạn ở Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR), các lãnh đạo cấp cao được hưởng tổng 6,3 tỷ đồng trong quý IV/2024. Trong đó, CEO Bùi Quang Anh Vũ nhận 2 tỷ đồng, cao hơn 600 triệu so với 3 tháng cuối năm 2023.
Trong động thái gần đây, ông Vũ đã bán 1,43 triệu cổ phiếu PDR, thu về hơn 14,3 tỷ đồng.
"Linh hồn" của PDR là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt xếp sau ông Vũ, thu nhập 1,1 tỷ đồng.
![chungcu103803](https://media.hometoday.vn/files/annq.vn/2025/02/07/chung-cu-103803-144737.jpg)
Tại Novaland, doanh nghiệp địa ốc này đang gặp nhiều khó khăn, song ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT vẫn có thù lao 1,2 tỷ đồng, tăng 100 triệu so với cùng kỳ.
Ông Dennis Ng Teck Yow - cựu CEO Novaland được tăng lương từ 3,3 tỷ (năm 2023) lên 4,3 tỷ đồng (năm 2024). Người nhận lương cao thứ 2 tại Novaland là ông Dương Văn Bắc - CEO kiêm Giám đốc Tài chính được tăng lương từ 1,6 tỷ lên 2,6 tỷ đồng.
Ở Tập đoàn Nam Long (HoSE: NLG), doanh nghiệp bất động sản này thời gian qua làm ăn ổn định, có lãi sau thuế 1.381 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 2023. Quỹ lương dành cho các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn năm qua hơn 56 tỷ đồng, một lẽ dĩ nhiên. Người có thu nhập cao nhất là CEO Lucas Loh với gần 12 tỷ đồng, tương ứng 1 tỷ đồng/tháng. Xếp thứ 2 là ông Văn Viết Sơn - cựu CEO Nam Long Land (miễn nhiệm vào tháng 9/2024).
Trái ngược với dàn lãnh đạo 3 doanh nghiệp nói trên, dàn lãnh đạo tại Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) có quỹ lương giảm còn 10,2 tỷ đồng. Người có thu nhập cao nhất là CEO Bùi Ngọc Đức với mức lương 4,1 tỷ đồng, tương ứng 342 triệu đồng/tháng.
Một doanh nghiệp làm ăn bết bát thời gian qua là Nhà Thủ Đức (HoSE: TDH) cũng gây chú ý trong ngành bất động sản khi dính nhiều "lùm xùm", cụ thể là vụ án buôn lậu linh kiện điện tử và vụ kiện các quyết định hành chính của Cục Thuế TP.HCM với số tiền cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng.
Tương phản với tình cảnh công ty, quỹ lương dành cho lãnh đạo cấp cao của TDH trong năm qua tăng 1,8 tỷ đồng. Người có thu nhập cao nhất công ty là cựu CEO Nguyễn Hải Long (miễn nhiệm vào tháng 11/2024) với mức lương gần 2 tỷ đồng. Xếp thứ 2 là bà Võ Thị Tường Vy (có đơn miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT và Chủ tịch Ủy ban kiểm toán vào tháng 12/2024) với thu nhập 642 triệu đồng.
Tại An Gia Group (HoSE: AGG), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bá Sáng nhận 2,3 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với năm 2023 và là người có thù lao cao nhất AGG. Xếp sau là CEO Nguyễn Thanh Sơn với thu nhập 1,3 tỷ đồng.
Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) cũng gây chú ý với kết quả kinh doanh tích cực trong quý vừa qua, trong bối cảnh khi cựu Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan vướng lao lý. Nửa đầu năm 2024, người có thu nhập cao nhất công ty là Kế toán trưởng Phạm Hoàng Phương với mức lương 184 triệu đồng, tương ứng 30,6 triệu đồng/tháng.
Xếp sau là bà Như Loan và ông Lại Thế Hà - Chủ tịch HĐQT QCG nhận 66 triệu đồng, tương ứng 11 triệu đồng/tháng.
Sau khi ông Nguyễn Quốc Cường (hay còn gọi là Cường “đô la”) thay mẹ ngồi ghế CEO vào tháng 7/2024, tính đến hết năm, các thành viên trong gia đình bà Loan đã cho QCG vay hơn 80 tỷ đồng.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Như Loan cho Quốc Cường Gia Lai vay 2 tỷ đồng, ông Nguyễn Quốc Cường cho vay 30 tỷ đồng và bà Nguyễn Ngọc Huyền My (em gái ông Cường) cho doanh nghiệp vay 50,7 tỷ đồng./.
Đọc thêm
Tổng hợp báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố, thời gian qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được 136/788 dự án bất động sản, gồm: 16 dự án nhà ở xã hội; 104 dự án nhà ở thương mại và khu đô thị; 16 dự án bất động sản khác.
Trong tháng đầu năm 2025, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới sụt giảm đáng kể, chỉ đạt 76,9% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2025, thị trường bất động sản sẽ chứng kiến sự chuyển mình đáng chú ý khi làn sóng tăng giá không còn tập trung ở các khu vực nội đô của các thành phố lớn. Thay vào đó, sự phát triển sẽ dần di chuyển ra các vùng ven, nơi có nhiều tiềm năng tăng trưởng và giá trị đất đai chưa được khai thác hết.
Trong tổng số hơn 1,3 triệu tỷ đồng mà các ngân hàng đang dành để cho vay kinh doanh bất động sản, dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản khác chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 446.545 tỷ đồng.
Tin liên quan
Chùa Huyền Không hay còn gọi là Chùa Treo 1.500 năm tuổi, nằm trên vách núi chênh vênh tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, ngôi chùa này còn là kiệt tác kỹ thuật xây dựng cổ xưa, thu hút sự ngưỡng mộ từ du khách và các nhà nghiên cứu.
@hometoday.vn #tiktoknews #socialnews #batdongsan #hometoday #bds ♬ nhạc nền - HOME TODAY
UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định hủy 102 dự án khu đô thị, khu dân cư cần thu hút đầu tư đã phê duyệt nhưng chưa được quyết định chủ trương đầu tư.
Grand Marina Da Nang là tháp căn hộ cao 34 tầng với 3 tầng hầm, tọa lạc trên tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành. Dự án do BNC Land làm chủ đầu tư, được chấp thuận từ tháng 10/2024 và vừa được phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng.
UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định chấp nhận chủ trương đầu tư Khu đô thị mới phía Tây Bắc, TP. Bắc Ninh (Khu 1) tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh, cùng với đó sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vào tháng 3/2025.
Bài mới
![HoREA kiến nghị 10 giải pháp phát triển nhà ở xã hội](https://media.hometoday.vn/resize/426x240/files/khquynh318/2025/02/10/nha-o-xa-hoi-1-1-110522.jpg)
Thị trường bất động sản TP.HCM và cả nước được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025. Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định đây là "năm bản lề" để tạo đà cho sự phát triển ổn định hơn từ năm 2026. Trên tinh thần đó, HoREA đã đề xuất 10 giải pháp nhằm thúc đẩy phân khúc nhà ở xã hội và thị trường bất động sản.