HoREA kiến nghị 10 giải pháp phát triển nhà ở xã hội
Thị trường bất động sản TP.HCM và cả nước được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025. Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định đây là "năm bản lề" để tạo đà cho sự phát triển ổn định hơn từ năm 2026. Trên tinh thần đó, HoREA đã đề xuất 10 giải pháp nhằm thúc đẩy phân khúc nhà ở xã hội và thị trường bất động sản.
Thứ nhất, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm về cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nhà ở xã hội. Đây là bước thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.
Về lâu dài, HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung nội dung đề xuất trên vào điểm c khoản 4 Điều 84 Luật Nhà ở 2023 để thống nhất một đầu mối là Cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh (Sở Xây dựng) thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội để rút ngắn thời gian thực hiện quy trình, thủ tục hành chính.

Thứ hai, để phù hợp với điều kiện đặc thù của các lực lượng vũ trang nhân dân, Hiệp hội đề nghị cho phép Bộ Công an được chỉ định doanh nghiệp quân đội, công an hoặc doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư dự án nhà ở cho lực lượng vũ trang.
Thứ ba, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và nâng cao số lượng nhà ở xã hội, Hiệp hội đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2024/NĐ-CP. Theo đó, quỹ đất dành cho nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại sẽ được xác định theo quy hoạch chi tiết 1/500, đồng thời cho phép chủ đầu tư được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất và quy mô dân số lên tối đa 1,5 lần so với tiêu chuẩn. Điều này sẽ giúp tăng khoảng 50% số căn hộ nhà ở xã hội trên cùng diện tích đất so với dự án nhà ở thương mại thông thường.
Thứ tư, Hiệp hội kiến nghị bãi bỏ khoản 3 Điều 77 Nghị định 100/2024/NĐ-CP để Ngân hàng Chính sách Xã hội có thể cho vay ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang cũng như cá nhân xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà để cho thuê.
Thứ năm, nhằm hỗ trợ đối tượng hộ nghèo tiếp cận nhà ở, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng trình Chính phủ quyết định giảm lãi suất vay từ 6,6%/năm xuống còn 4,7%/năm trong năm 2025 đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Thứ sáu, để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, Hiệp hội đề nghị bổ sung vào Luật Thuế Giá trị Gia tăng và Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp quy định mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 3% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 6% đối với dự án nhà ở xã hội để cho thuê.

Thứ bảy, Hiệp hội đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 78 Nghị định 100/2024/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện linh hoạt hơn cho chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội. Theo đề xuất này, chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong ba phương thức gồm: xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của dự án nhà ở thương mại, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội tại một vị trí khác hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất theo quy định tại Điều 17, 18, 19 Nghị định 100/2024/NĐ-CP.
Thứ tám, Hiệp hội kiến nghị bổ sung vào Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định công nhận nhà trọ cho công nhân, lao động thuê dài hạn (theo tháng, năm) là một loại nhà ở xã hội. Việc công nhận này sẽ giúp các chủ nhà trọ được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng và thuế, qua đó khuyến khích phát triển phân khúc nhà ở cho công nhân và lao động nhập cư.
Thứ chín, để đẩy nhanh thủ tục đầu tư, Hiệp hội đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo quyết liệt việc rút ngắn thời gian thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội. Trong đó, ưu tiên đẩy nhanh các thủ tục quan trọng như chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, cũng như phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Ngoài ra, hiệp hội đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi tiêu chí đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư tham gia đấu thầu dự án nhà ở xã hội, bởi thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm làm nhà ở thương mại, khu đô thị vẫn bị loại vì chưa từng triển khai dự án nhà ở xã hội trước đây.
Cuối cùng, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương quy hoạch và bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, cần tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc sử dụng phương thức đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trong thời gian tới./.
Đọc thêm
Theo dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn TP. Hà Nội, không gian ngầm đô thị sẽ được phân vùng chức năng theo mục đích sử dụng và theo chiều thẳng đứng, đồng thời gắn với không gian trên mặt đất để đảm bảo quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả.
Quảng Trị: Các dự án trọng điểm hoàn thành nhiều nội dung công việc quan trọng; TP.HCM: Khu tái định cư 38ha “lột xác” sau 1 năm tái khởi công; Hà Nội: Thu hồi lô đất gần 1.000 m2 của Công ty Him Lam tại Long Biên... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (10/2).
Hà Nội: Những dự án, khu vực được đề xuất miễn tiền thuê đất đến 50 năm; Chủ tịch TP.HCM nói về lâm viên sinh thái ở khu Thủ Thiêm 150 ha; Lý do ngân hàng rao bán loạt bất động sản sau Tết... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (9/2).
Tin liên quan
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra đề xuất các cơ chế và giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng từ 69.700 - 93.000 căn nhà ở xã hội tại TP.HCM trước năm 2030.
Báo cáo từ HoREA cho thấy, giá bán trung bình của hơn 1.600 căn hộ cao cấp tại TP.HCM trong 11 tháng đầu năm 2024 đã đạt 9,39 tỷ đồng mỗi căn. Trong khi đó, nguồn cung trên thị trường tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng, với phân khúc nhà ở cao cấp áp đảo và nhà ở bình dân ngày càng khan hiếm.
Bài mới

Nam Định tìm được chủ đầu tư dự án nhà xã hội 900 tỷ đồng; Đấu giá gần 9 ha đất ở khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam; Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản; DIC Corp khởi công xây nhà ở xã hội hơn 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/3).

Loạt thị trường bất động sản Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Giang…đồng loạt tăng giá trước thông tin sáp nhập tỉnh, đất nền được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm; TP.HCM được giao xử lý khu “đất vàng” có 7 căn biệt thự bỏ trống; TP.HCM thu hồi 667 ha đất xây 4 đô thị mới ở Thủ Đức, Tân Phú... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (16/3).

Novaland vừa nhận phán quyết từ Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), yêu cầu Saigon Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng hợp tác phát triển dự án ký kết vào năm 2016. Nếu không tuân thủ, Novaland có quyền tiến hành các thủ tục pháp lý để được giao đất theo thỏa thuận.

Nằm cạnh Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang, dự án shophouse chung số phận “không bóng người”; Cưỡng chế thu hồi khu “đất vàng” số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, TP.HCM; TP.HCM còn hơn 5.000 cơ sở lưu trú vi phạm phòng cháy chữa cháy... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (14/3).