10 "ông lớn" điện mặt trời nằm trong danh sách Bộ Công an điều tra
Trong danh sách các doanh nghiệp điện tái tạo được EVN gửi lên Bộ Công an nhằm phục vụ điều tra, có nhiều doanh nghiệp là "ông lớn" điện mặt trời như Tập đoàn Trung Nam, Công ty Cổ phần Tasco, Tập đoàn Xuân Thiện, Điện mặt trời sông Giang...
Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu về 32 nhà máy điện gió và điện mặt trời tại các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm phục vụ công tác điều tra.
Diễn biến này nằm trong quá trình điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố. Đây là một vụ án nghiêm trọng thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Công ty Mua bán điện (EPTC) và Ban Thị trường điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được EVN yêu cầu cung cấp thông tin cho Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an.
Cụ thể, trong danh sách gửi lên Bộ Công an có 32 dự án gồm 10 nhà máy điện mặt trời như: Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam; Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Bắc; Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam 19; Nhà máy điện mặt trời Long Thành 1; Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân Solar; Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Thuận Bắc; Nhà máy điện mặt trời CMX Renewable Enery Việt Nam; Nhà máy điện mặt trời BMT; Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1; Nhà máy điện mặt trời Sông Giang.
22 dự án điện gió, bao gồm: Nhà máy điện gió số 5 Thạnh Hải; Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 1; Nhà máy điện gió Ea Nam Đắk Lắk; Nhà máy điện gió Viên An; Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1; Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2; Nhà máy điện gió Tài Tâm; Nhà máy điện gió Hưng Hải Gia Lai; Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng; Nhà máy điện gió BIM; Nhà máy điện gió Cửu An; Nhà máy điện gió Hàm Cường 2; Nhà máy điện gió Ia Le 1; Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh; Nhà máy điện gió Lợi Hải 2; Nhà máy điện gió Đông Hải 1; Nhà máy điện gió Ia Bang 1; Nhà máy điện gió VPL Bến Tre; Nhà máy điện gió Nhơn Hội giai đoạn 2; Nhà máy điện gió Hướng Linh 1; Nhà máy điện gió Hướng Linh 2; Nhà máy điện gió Hòa Bình 1.
Đáng chú ý, trong số các dự án bị điều tra, dự án có công suất lớn nhất là dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam với tổng công suất 450 MW, do Trungnam Group làm chủ đầu tư, tổng chi phí xây dựng là 12.000 tỷ đồng.
Các dự án liên quan Trung Nam trong danh sách còn có Trung Nam - Thuận Bắc, Điện gió Ea Nam.
Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng gồm 3 nhà máy với tổng công suất lắp máy 500 MW, khởi công tháng 6/2018. Tháng 9/2019, Điện Mặt Trời Dầu Tiếng 1 và 2 đã chính thức vận hành thương mại với công suất lắp đặt 420 MW.
Nhà máy được vận hành bởi Công ty cổ phần Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh đầu tư với số vốn hơn 9.100 tỷ đồng.
Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Thuận Bắc (Ninh Thuận) là dự án do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư, thiết kế, thi công, được xây dựng trên diện tích hơn 259 ha, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng, công suất lắp đặt 256MWp, sản lượng phát điện dự kiến mỗi năm khoảng 500 triệu kWh.
Nhà máy điện mặt trời CMX Renewable Enery Việt Nam tại Ninh Thuận, được khởi công năm 2018, công suất 168 MW xây dựng trên diện tích 186 ha, tổng mức đầu tư nhà máy xấp xỉ 4.400 tỷ đồng. Dự án này được điều hành bởi Tập đoàn Sunseap - Singapore...
Bộ Công an yêu cầu hồ sơ, tài liệu cần cung cấp đối với mỗi nhà máy, gồm: Toàn bộ hồ sơ đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện; hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu, công nhận ngày vận hành thương mại; hồ sơ kiểm định, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hệ thống đo đếm điện năng, kiểm tra công suất lắp đặt thực tế các nhà máy điện trên./.
Đọc thêm
Nhiều trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ đầu tháng 8; Hà Nội chính thức có 22 tuyến đường và phố mới; Doanh nghiệp bất động sản hết thời "tay không bắt giặc"… là thông tin nổi bật của ngày 3/8/2024.
Mặc dù được nhận định là đã vượt qua giai đoạn suy thoái song tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Tin liên quan
Một bài viết rất chi tiết, hữu ích của Luật sư, Ths Phạm Thanh Tuấn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, chuyên gia pháp lý bất động sản.
Bài mới
TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá cao vai trò của các phương tiện công nghệ truyền thông trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước ngày một phát triển và Home Today là một trong số đó.
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.