Tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên ở Việt Nam tại vị trí "kim cương" Đà Lạt thu hút sự quan tâm từ truyền thông quốc tế
Quỹ đất "kim cương" cuối cùng tại Đà Lạt sẽ được phát triển thành tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam, với sự tham gia của The One Destination, Terne Holdings Singapore và BTS Bernina. Dự án này hứa hẹn biến Đà Lạt thành điểm đến mới của thế giới, thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới đầu tư quốc tế.
"Cuộc cách mạng" cho bất động sản tại Việt Nam
The One Destination là chủ đầu tư dự án Haus Da Lat, tọa lạc trên quỹ đất "kim cương" cuối cùng bên Hồ Xuân Hương, biểu tượng nổi bật của Đà Lạt.
Dự án có quy mô 5ha, sẽ là tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam, bao gồm căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao do thương hiệu quốc tế vận hành.
Haus Da Lat dự kiến sẽ trở thành một biểu tượng di sản cho thành phố 130 năm tuổi này và đặt Việt Nam lên bản đồ bất động sản ESG toàn cầu.
Ngay sau khi The One Destination công bố thỏa thuận hợp tác với liên doanh giữa tập đoàn đầu tư đa ngành Terne Holdings (Singapore) và quỹ đầu tư BTS Bernina, nhiều hãng thông tấn và báo chí quốc tế đã nhanh chóng chia sẻ về sự hợp tác này.
Hai quỹ đầu tư danh tiếng với tổng tài sản quản lý tỷ USD cùng chọn Đà Lạt làm điểm đến đầu tư đầu tiên khi đặt chân tới Việt Nam, cho thấy sức hút đặc biệt của thành phố này, đồng thời đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Việt Nam trên thị trường bất động sản ESG quốc tế.
Tờ Singapore Business Review đánh giá: Haus Da Lat như một "Cuộc cách mạng bất động sản tại Việt Nam" khi thiết lập tiêu chuẩn ESG mới cùng khoản đầu tư chiến lược từ các đối tác uy tín, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển bất động sản bền vững tại Đông Nam Á.
Việt Nam có nền kinh tế năng động hàng đầu châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 6-7%/năm và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng dự kiến sẽ đạt 40% dân số vào năm 2030, thị trường bất động sản của đất nước đang sẵn sàng cho một sự bùng nổ đáng kể trong phân khúc ESG.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) nhấn mạnh rằng, bất động sản ESG đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ tại nhiều quốc gia phát triển và dự kiến sẽ trở thành xu hướng toàn cầu trong thế kỷ tới. Điều này giải thích tại sao các nhà đầu tư quốc tế đang hợp tác với The One Destination để khởi động kỷ nguyên bất động sản ESG tại Việt Nam, bắt đầu từ Đà Lạt và sau đó mở rộng ra các dự án khác.
Quỹ đầu tư BTS Bernina chia sẻ: "Tại quốc gia nhiệt đới, khí hậu nóng và ẩm như Việt Nam, một thành phố cao nguyên có khí hậu mát mẻ quanh năm, được bao bọc bởi những hồ nước tĩnh lặng, những đồi thông ngút ngàn, những thác nước hùng vĩ và những cánh đồng hoa rực rỡ, Đà Lạt là một tuyệt tác tự nhiên của Việt Nam. Thành phố được mệnh danh là "di sản thiên nhiên" này cần những sản phẩm bất động sản ESG xứng tầm giá trị".
Trên tờ Benzinga (Mỹ), báo điện tử hàng đầu thế giới về tài chính cũng nhấn mạnh sức hút của Đà Lạt, Lâm Đồng khi ngày 20/6/2024, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 758/QĐ-BGTVT nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế, tạo động lực phát triển cho kinh tế, du lịch cho Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng.
Trong nửa đầu năm 2024, Lâm Đồng đón 5 triệu lượt khách du lịch, dự kiến sẽ đạt 10 triệu lượt vào cuối năm, với gần 550.000 lượt khách quốc tế. Sân bay Liên Khương sẽ mở rộng quy mô lên 487 ha vào năm 2030, phục vụ 5 triệu hành khách/năm, kết nối Đà Lạt với thế giới.
"Những điều tốt đẹp nhất luôn được để lại sau cùng và Haus Da Lat sẽ là công trình biểu tượng chuẩn ESG đầu tiên của Việt Nam, một di sản cho Đà Lạt", đại diện The One Destination trên truyền thông, sau BTS Bernina và Terne Holdings sẽ có 5 thương hiệu hàng đầu quốc tế khác sẽ cùng "bắt tay" tạo nên biểu tượng mới của Đà Lạt./.
Đọc thêm
Thị trường bất động sản tháng 10/2024 ghi nhận đà tăng giá đáng kể của chung cư tại các khu vực ven TP.HCM như Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, với mức tăng từ 3-8% trong vòng 3-6 tháng gần đây.
Theo báo cáo từ OneHousing, giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội đã tăng từ 40 triệu đồng/m2 đầu năm 2022 lên khoảng 72 triệu đồng/m2 vào quý III/2024. Mặt bằng giá sơ cấp tăng do nguồn cung mở mới chủ yếu ở các phân khúc cao cấp, hạng sang.
Với mức đầu tư lên tới 44.500 tỷ đồng, khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1) do Vingroup đề xuất đang trong quá trình lấy ý kiến thẩm định từ tỉnh Bắc Ninh.
Tin liên quan
Với mức đầu tư lên tới 44.500 tỷ đồng, khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1) do Vingroup đề xuất đang trong quá trình lấy ý kiến thẩm định từ tỉnh Bắc Ninh.
Trong bối cảnh nhu cầu nhà liền thổ tăng mạnh, giới đầu tư có xu hướng săn tìm sản phẩm tiềm năng với vốn ban đầu chỉ từ 3 tỷ đồng và cam kết lợi nhuận hấp dẫn. Dự án phía Đông Thủ đô hiện là điểm đến được ưa chuộng hàng đầu bởi quy hoạch bài bản, tiện ích đẳng cấp, chính sách hấp dẫn, đảm bảo sinh lời bền vững.
Tỉnh này đang nhanh chóng trở thành "thiên đường du lịch mới" với sự phát triển mạnh mẽ của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Tính đến quý III/2024, tỉnh đã thu hút 44 dự án với tổng diện tích lên tới 447,4 ha và tổng mức đầu tư 63.547 tỷ đồng. Những tên tuổi lớn như Hòa Phát, VSIP và Becamex đang dẫn đầu trong việc đổ nguồn vốn "khủng" vào phát triển thị trường này.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.