ĐBQH: Cần làm rõ nguyên nhân, thực trạng các dự án bất động sản bị đình trệ
Đối với các dự án bất động sản đang có vướng mắc hiện nay đang đình trệ, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị cần tập trung chỉ rõ các nguyên nhân, thực trạng này là do đâu. Từ đó, việc đề ra cách xử lý mới hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể.
Bài viết này thuộc series BĐS du lịch còn "ngủ đông" đến bao giờ?
Cùng thảo luận toàn diện về tình trạng "ngủ đông" của hàng loạt dự án du lịch - nghỉ dưỡng qua góc nhìn chuyên gia và cộng đồng.
Ngày 28/10, phát biểu tại hội trường thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) cơ bản nhất trí và nhận thấy rằng thực trạng đúng như báo cáo cáo. Tuy nhiên, đại biểu cũng nhấn mạnh thêm một số vấn đề cần quan tâm.
Đối với các dự án đang có vướng mắc hiện nay đang đình trệ, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) kiến nghị cần tập trung chỉ rõ các nguyên nhân, thực trạng này là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng bà Hạnh quan tâm đến một số nhận định trong báo cáo. Theo đó trong giai đoạn 2015-2023 hệ thống văn bản pháp luật về quản lý thị trường bất động sản được ban hành tương đối đầy đủ, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ văn bản quy định chi tiết thi hành luật chậm được ban hành, chất lượng chưa cao, chưa dự báo hết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và một số quy định thì chưa rõ ràng và chưa phù hợp với thực tế.
Vì vậy, kiến nghị cần làm rõ hơn nguyên nhân của từng vướng mắc tồn tại là do đâu? Do thiếu khung pháp lý hay do công tác chỉ đạo điều hành hay do tổ chức thực hiện ở các địa phương. Hoặc do công tác kiểm tra, giám sát của chúng ta còn thiếu chẳng hạn, sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong triển khai thực hiện.
Bà Lý Tiết Hạnh đơn cử mô hình condotel không phải không có trong thực tiễn, cũng không phải chưa được cử tri phản ánh.
“Tôi được biết Quốc hội đã nhiều lần đưa vấn đề này ra để bàn thảo tại Quốc hội. Chính phủ cũng rất trăn trở về vấn đề này. Từ thực tiễn năm 2016 đến nay nhiều mô hình condotel vẫn định hướng như thế nào, xử lý ra sao.
Đến thời điểm này trong báo cáo giám sát chúng ta vẫn đề cập đến loại hình này. Tuy nhiên, gọi tên gì và các quy định pháp lý dành cho nó như thế nào, hướng xử lý tới đây như thế nào vẫn chưa rõ. Chứng tỏ có rất nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn, thực tiễn có nảy sinh nhưng vẫn chưa có các quy định pháp luật phù hợp, tương thích để giải quyết các vấn đề này”, bà Hạnh nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu Lý Tiết Hạnh, xác định đúng nguyên nhân, việc đề ra cách xử lý mới hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể. Thực tiễn trên lĩnh vực này rất cần sự cụ thể, thậm chí chi tiết đến từng dự án cụ thể.
Vì vậy, bà Hạnh kiến nghị Chính phủ cần đặt trọng tâm nhiệm vụ xem xét, tháo gỡ vướng mắc pháp lý đối với các dự án đang vướng mắc hiện nay.
“Tôi cũng đồng tình quan điểm không có hợp thức hóa sai phạm nhưng cũng cho rằng nếu nói rằng không hợp thức hóa sai phạm và không làm gì cả thì chúng ta sẽ mãi mãi không tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay.
Tuy nhiên, theo quan điểm các sai phạm đã có và những hậu quả của các sai phạm mà hiện nay biểu hiện nó là các công trình, các dự án cụ thể. Nó là tài sản của cá nhân, tài sản, của doanh nghiệp, tài sản của xã hội và cả tài sản của người dân, đóng góp vào đó cho nên nếu như chúng ta có cách xử lý như thế nào cho phù hợp thì chúng ta cần nghiên cứu.
Tôi nghĩ có thể có nhiều trường hợp nếu chúng ta tính đến phương án thu hồi hay đập, phá bỏ”, đại biểu Lý Tiết Hạnh đặt vấn đề.
Theo quan điểm và cách tiếp cận, góc nhìn bà Hạnh thì chúng ta nên sử dụng nguồn lực này có hiệu quả, có thể chuyển đổi công năng sử dụng cho phù hợp. Sai phạm thì chúng ta cứ xử lý nhưng việc sử dụng một cách có hiệu quả tài sản thì chúng ta cần phải hết sức thận trọng và cân nhắc.
Chính phủ cần nghiên cứu đưa ra khung pháp lý đối với từng nhóm vướng mắc, nhưng khi xử lý thì xử lý đối với từng dự án cụ thể và mạnh dạn giao thẩm quyền cho địa phương trong xử lý các dự án có vướng mắc, kể cả điều chỉnh hoặc đề xuất điều chỉnh quy hoạch để đưa các dự án trên từng địa bàn vào khai thác, sử dụng phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn.
Qua nghiên cứu, đại biểu nhận thấy trong thực tiễn quá trình xây dựng nhiều dự án, doanh nghiệp đã thu tiền cọc của người mua thông qua các hợp đồng dân sự và hiện nay nhiều người mua nhà dạng này đang rất khó khăn, nhất là đối với những người mua thông qua vay vốn từ các ngân hàng mà hiện nay chu kỳ ưu đãi lãi suất đã kết thúc.
Ở tầm vĩ mô, việc có quá nhiều công trình dở dang không được đưa vào khai thác, sử dụng hợp lý là một sự lãng phí và kìm hãm sự phát triển của đất nước.
“Chúng tôi còn quan ngại về những hệ lụy ở phía sau khi tiền của người dân bị chôn vào các khối tài sản. Tiền không sinh ra được tiền, tài sản không sinh lợi và có nhiều người có nhu cầu thực sự về nhà ở hoặc kỳ vọng đầu tư để sinh lợi nhưng hiện bị túng thiếu ngay trên khối tài sản mình đang nắm giữ và không làm gì được.
Khi đó không chỉ lãng phí nguồn lực đất đai, nguồn lực xã hội mà sẽ có những trường hợp dẫn đến việc đẩy người dân vào thế tiến thoái lưỡng nan, không biết phải làm gì, khó khăn tài chính rất nguy hiểm và nguy hiểm nhất là tạo sự mất lòng tin trong người dân, nảy sinh khiếu nại, khiếu kiện ở các địa phương rất phức tạp”, đại biểu Lý Tiết Hạnh phân tích thêm.
Vì vậy, bà Hạnh đề nghị đối với những người dân đã mua ngay tình và nay vì vướng mắc không phải lỗi từ phía họ nhưng họ vẫn bị ảnh hưởng quyền lợi thì cần có các chính sách để giúp họ vượt qua khó khăn.
Trao đổi bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cho rằng, bất cập lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay, ngoài những vướng mắc pháp lý do văn bản chồng chéo và chậm tiến triển, còn nằm ở sự “lệch pha” nghiêm trọng. Giá nhà quá cao so với khả năng chi trả của hầu hết người dân có nhu cầu; phân khúc nhà ở xã hội lại thiếu hụt nghiêm trọng so với nhu cầu thực tế; thậm chí có nơi dư thừa quỹ đất nhưng quy hoạch vị trí nhà ở xã hội lại không phù hợp.
Những vấn đề này không chỉ làm gia tăng rủi ro và chi phí mà còn giảm hiệu quả, khiến giá bất động sản ngày càng leo thang.
Đại biểu Phan Đức Hiếu khẳng định rằng, “cần phải tích cực hơn rất nhiều trong việc rà soát pháp lý của các dự án để xác định liệu còn vướng mắc nào không”. Ông Hiếu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khẩn trương ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện các luật mới vừa được thông qua.
“Trong ngắn hạn, điều quan trọng nhất hiện nay là tạo ra nguồn cung. Và nguồn cung nhanh chóng và kịp thời nhất lúc này chính là tháo gỡ các vướng mắc của những dự án đã và đang triển khai nhưng bị đình trệ. Việc giải quyết vấn đề này không chỉ nâng cao hiệu quả và phục hồi thị trường bất động sản mà còn góp phần tạo ra nguồn cung cho thị trường”, đại biểu Phan Đức Hiếu phân tích thêm./.
Đọc thêm
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, đang rất khó để định giá bất động sản khi mà thị trường hư hư ảo ảo, hôm nay giá này, ngày mai đã giá khác.
Việc TP.HCM áp dụng bảng giá đất mới đang gây tác động lớn đến thị trường bất động sản, không chỉ khiến chi phí đầu tư tăng cao mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai các dự án. Đặc biệt, những dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi kế hoạch phát triển của doanh nghiệp bị xáo trộn.
Tin liên quan
Trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, không chỉ các doanh nghiệp đang đối mặt với viễn cảnh ảm đạm, các nhà đầu tư cá nhân cũng trong trạng thái tương tự. Tuy nhiên, họ dùng cách thức khác. Một trong những cách đơn giản nhất, đó là “thoát hàng”, nhưng hy vọng ở thời điểm hiện tại gần như bằng 0.
Trong khi thị trường bất động sản có nhiều khởi sắc, condotel - một trong những loại hình bất động sản từng được kỳ vọng lớn vẫn đang trong giấc “ngủ đông” dài.
Condotel nhiều năm qua là một loại hình đầu tư bất động sản được coi là xu hướng mới. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư đang vất vả trong cuộc hành trình đòi lại tiền.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.