Hơn 1,3 triệu tỷ đồng "chảy" vào kinh doanh bất động sản, đâu là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất?
Trong tổng số hơn 1,3 triệu tỷ đồng mà các ngân hàng đang dành để cho vay kinh doanh bất động sản, dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản khác chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 446.545 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo về thị trường bất động sản quý IV/2024, trong đó dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 31/11/2024, tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.350.918 tỷ đồng.
Trước đó, vào cuối tháng 10/2024, con số này ghi nhận ở mức 1.327.290 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong một tháng (từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11/2024), các ngân hàng đã rót thêm hơn 23.000 tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản.
Đáng chú ý, trong hơn 1,3 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản, khoản tín dụng dành cho đầu tư kinh doanh bất động sản khác chiếm tỷ trọng lớn nhất với 446.545 tỷ đồng.
Xếp thứ hai là dư nợ tín dụng dành cho các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị với 378.844 tỷ đồng.
Tiếp theo là tín dụng cho vay mua quyền sử dụng đất, đạt 131.342 tỷ đồng.
Đứng thứ tư là tín dụng cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê với 116.748 tỷ đồng.
Xếp thứ năm là tín dụng cho các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, đạt 102.225 tỷ đồng.
![Vốn ngân hàng đổ vào thị trường bất động sản đến ngày 30/11/2024. (Nguồn: Bộ Xây dựng) 67a42825b64f1](https://media.hometoday.vn/files/khquynh318/2025/02/06/67a42825b64f1-141301.jpg)
Bộ Xây dựng nhận định, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Việc cấp tín dụng tập trung vào các dự án khả thi, có tính pháp lý rõ ràng, sớm đưa vào sử dụng và có khả năng thanh khoản tốt. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, cơ chế giãn, hoãn nợ và thúc đẩy một số lĩnh vực như bất động sản và xây dựng để góp phần tạo động lực cho nền kinh tế.
Báo cáo với Thủ tướng tại cuộc họp đầu xuân 2025, Ngân hàng Nhà nước cho biết trong năm qua, cơ quan này đã duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao. Chính sách tỷ giá được điều hành linh hoạt, giúp nền kinh tế thích ứng với các biến động bên ngoài.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC với giá vàng thế giới, giữ vững sự ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng và tập trung xử lý, kiểm soát nợ xấu.
Tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08% so với cuối năm 2023, chủ yếu tập trung vào sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Một số chương trình tín dụng trọng điểm cũng được đẩy mạnh như gói 145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ, cùng các chương trình tín dụng cho lĩnh vực lâm, thủy sản.../.
Đọc thêm
Đà Nẵng “chốt” quy hoạch mới cho siêu dự án khu đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân, giảm khoảng 555,7ha so với quy hoạch ban đầu, hướng đến khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.
Bình Thuận: Yêu cầu rà soát 31 dự án được Nhà nước giao đất; Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong gỡ vướng mắc để sớm lấp đầy các khu công nghiệp… là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (6/2).
Thủ tướng chỉ đạo tổ chức Hội nghị toàn quốc nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và đảm bảo thị trường bất động sản vận hành an toàn, lành mạnh.
Tin liên quan
Dù vẫn đứng thứ hai trong danh sách các ngành hút vốn FDI, lượng tiền đầu tư vào bất động sản Việt Nam trong tháng đầu năm 2025 đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng chỉ đạo tổ chức Hội nghị toàn quốc nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và đảm bảo thị trường bất động sản vận hành an toàn, lành mạnh.
Những doanh nhân tuổi Tỵ thành công nổi bật trong ngành bất động sản phải kể đến ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Doji, ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Alphanam, ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hợp Lực và ông Nguyễn Trọng Thông - Cựu Chủ tịch Hà Đô.
Bài mới
![HoREA kiến nghị 10 giải pháp phát triển nhà ở xã hội](https://media.hometoday.vn/resize/426x240/files/khquynh318/2025/02/10/nha-o-xa-hoi-1-1-110522.jpg)
Thị trường bất động sản TP.HCM và cả nước được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025. Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định đây là "năm bản lề" để tạo đà cho sự phát triển ổn định hơn từ năm 2026. Trên tinh thần đó, HoREA đã đề xuất 10 giải pháp nhằm thúc đẩy phân khúc nhà ở xã hội và thị trường bất động sản.