CEO Nguyễn Phương Hằng sẽ mở cửa miễn phí tham quan toàn bộ Khu Du lịch Đại Nam trong 4 ngày
Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) của CEO Nguyễn Phương Hằng vừa có thông báo sẽ miễn phí hoàn toàn vé vào cửa các ngày 29/9; 6/10; 13/10 và 20/10.
Sáng nay (25/9), đại diện Công ty Cổ phần Đại Nam cho biết, trong 4 ngày là: 29/9; 6/10; 13/10 và 20/10, Khu Du lịch Đại Nam (phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) sẽ miễn phí hoàn toàn vé vào cổng cũng như các dịch vụ khác.
Lãnh đạo công ty cho hay: "Đây là ý tưởng của bà Nguyễn Phương Hằng sau khi quay trở lại điều hành Khu Du lịch Đại Nam".
Cũng theo lãnh đạo này, khi khách đến tham quan, vui chơi, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật miễn phí tại đây, khu du lịch có bố trí các thùng quyên góp để mọi người có thể đóng góp tiền ủng hộ cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Số tiền này sau đó sẽ được Khu Du lịch Đại Nam chuyển cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương.
Fanpage Đại Nam Văn Hóa Du Lịch Thể Thao (Khu du lịch Đại Nam) thông tin thêm, từ 18h đến 22h các ngày 29/9; 6/10; 13/10 và 20/10 sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật sân khấu hóa, các hoạt động thể thao đặc sắc và giao lưu trực tiếp với bà Nguyễn Phương Hằng tại sân khấu khu vực trường đua Đại Nam.
Ngày 24/9, bà Nguyễn Phương Hằng đã được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Cổ phần Đại Nam kiêm Tổng Giám đốc Điều hành Khu du lịch Đại Nam.
Khu du lịch Đại Nam tọa lạc tại TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm TP.HCM khoảng 40km về phía Bắc, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008. Khu du lịch này còn được biết đến với những tên gọi khác như: Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến hay Đại Nam Du Lịch Thần Tiên. Đây là khu du lịch có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với tổng diện tích 450ha.
Đại Nam Văn Hiến kết hợp giữa du lịch tâm linh và các hoạt động vui chơi giải trí. Khu vực tâm linh nổi bật với những công trình kiến trúc Việt cổ, trong khi khu vui chơi giải trí bao gồm: Trường đua, vườn thú, biển nhân tạo Đại Nam cùng nhiều trò chơi hấp dẫn khác.
Mỗi năm, Khu du lịch Đại Nam thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và khám phá./.
Đọc thêm
Căn biệt thự của bà Nguyễn Phương Hằng nằm ngay vị trí đắc địa ở trung tâm TP HCM với tổng diện tích sàn 2.400m2.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký văn bản số 606/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý chủ trương cho chuyển 29,22 ha đất rừng để thực hiện Dự án Khu tham quan chuyên đề nghỉ dưỡng trên đỉnh núi Bà Đen (thuộc Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh).
Tin liên quan
Khu vực hồ Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội sẽ được cải tạo thành tuyến phố văn minh thương mại ẩm thực. Dự án sẽ bao gồm các khu vực dành cho sân khấu biểu diễn, không gian giới thiệu sản phẩm và khu ẩm thực đêm...
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã trải qua một thập kỷ đầy biến động, khởi đầu với làn sóng bùng nổ đầu tư rầm rộ vào những năm 2014-2015, khi hàng loạt dự án lớn được ra mắt. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường này đang rơi vào trạng thái ngủ đông với nhiều thách thức bủa vây.
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.